Bé 8 tuổi sốc phản vệ vì ăn mì tôm: Những lưu ý tối quan trọng cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốc phản vệ là phản ứng nhanh và quá mức của hệ miễn dịch với một chất lạ đưa vào cơ thể gây ra các triệu chứng ngoài da như ngứa, đỏ toàn thân, vã mồ hôi...

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cho biết tại đây vừa tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhi 8 tuổi bị sốc phản vệ sau khi ăn mì tôm. 

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn, mạch nhanh nhẹ, huyết áp không đo được. Được biết, trước đó, bệnh nhi có ăn mì tôm trong bữa sáng (chỉ ăn mì tôm không). 

Sau khi thăm khám và xác định đây là trường hợp phản vệ độ III, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhi nên ngay lập tức, kíp trực Khoa Nhi tiến hành cấp cứu phản vệ theo phác đồ. Sau 8 giờ, bệnh nhi hết mẩn ngứa, huyết động ổn định, khó thở nhẹ. 

Dự kiến, bệnh nhi có thể ra viện sau 1 - 2 ngày. Theo BSCKI. Ngô Trung Dũng, Khoa Nhi, mì tôm là món ăn được nhiều người ưa thích nhưng dị ứng thậm chí sốc phản vệ như trường hợp trên cũng có khả năng xảy ra. Bệnh nhi này rất may được người nhà đưa đến bệnh viện kịp thời. 

Bé 8 tuổi sốc phản vệ vì ăn mì tôm: Những lưu ý tối quan trọng khi ăn uống cha mẹ cần biết - Ảnh 1.

Sau 8 giờ, bệnh nhi hết mẩn ngứa, huyết động ổn định, khó thở nhẹ.

Thực phẩm, thuốc cũng có thể gây sốc phản vệ 

Sốc phản vệ là phản ứng nhanh và quá mức của hệ miễn dịch với một chất lạ đưa vào cơ thể gây ra các triệu chứng ngoài da như ngứa, đỏ toàn thân, vã mồ hôi... 

Nhắc đến sốc phản vệ, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến khả năng do tiêm vắc xin. Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ. Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có những phản ứng sốc phản vệ ở mức độ khác nhau, tuy nhiên, các triệu chứng sốc phản vệ đều giống nhau như: ngứa ngoài da; đỏ toàn thân; chảy nước mũi; hắt hơi; miệng ngứa; môi, lưỡi, chân tay sưng… 

  • Bé trai 10 tuổi sốc phản vệ phù nề vùng môi và mí mắt 2 bên sau khi uống thuốc tự mua chữa ho, sốt

    Bé trai 10 tuổi sốc phản vệ phù nề vùng môi và mí mắt 2 bên sau khi uống thuốc tự mua chữa ho, sốt

Ngoài ra, còn có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở, chóng mặt... Nếu xuất hiện từ 2 triệu chứng như vừa nêu trở lên thì cần phải đi bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. 

Những loại thức ăn có nhiều nguy cơ gây sốc phản vệ có thể kể là cá biển (cá thu, cá ngừ), tôm, tép, ốc, trứng, sữa, dứa, khoai tây, đậu phộng, đậu nành và các chất phụ gia. Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ do thuốc. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp nhất gây nên tình trạng sốc phản vệ. 

Lưu ý tối quan trọng cha mẹ cần nhớ để phòng tránh sốc phản vệ cho con 

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa sốc phản vệ cho con là tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đã biết cũng như các chất thường gây ra phản ứng dị ứng nặng. 

Nếu con bạn có tiền sử bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì một lượng nhỏ thức ăn cũng đủ để phản ứng dị ứng xảy ra. Do vậy điều quan trọng nhất là hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm, nếu đi ăn bên ngoài thì nên hỏi kỹ nhà hàng về thành phần của món ăn trước khi cho con ăn. 

Nếu trẻ bị dị ứng khi bị côn trùng đốt hay cắn, chỉ nên cho trẻ chơi ở những khu vực không có côn trùng. Đừng nghĩ rằng các loại thuốc xịt diệt côn trùng có thể giúp bạn phòng ngừa nguy cơ này – do nó không có tác dụng đối với ong và kiến lửa là những loài mà vết cắn có thể gây sốc cho trẻ. 

Ngoài ra, lưu ý không nên để trẻ chạy chơi bằng chân trần do trẻ có thể vô tình bị côn trùng đốt khi dẫm phải chúng. 

Hãy dặn dò bảo mẫu, giáo viên giữ trẻ và những người trông nom trẻ biết được rằng con bạn bị dị ứng và đảm bảo họ biết cách xử trí khi trẻ bị dị ứng. 

Bé 8 tuổi sốc phản vệ vì ăn mì tôm: Những lưu ý tối quan trọng cha mẹ cần biết để bảo vệ con - Ảnh 3.
 

Triệu chứng sốc phản vệ ở trẻ em 

Triệu chứng sốc phản vệ tiến triển rất nhanh, được phân thành 4 mức độ nghiêm trọng (theo Hướng dẫn chẩn đoán mức độ phản vệ của Bộ Y tế – thông tư 51/2017/TT-BYT):

Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng ở da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch. 

Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: 

- Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh. 

- Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi. 

- Đau bụng, nôn, tiêu chảy. 

- Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. 

Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: 

- Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản. 

- Hô hấp : thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở. 

- Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn. 

- Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp. 

Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn. 

Triệu chứng sớm cần chú ý của sốc phản vệ ở trẻ em: 

 - Khó thở 

- Khàn giọng hoặc khó nói 

- Thở khò khè 

- Nghẹt mũi, ho 

- Buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy 

- Khó nuốt 

- Phát ban, mề đay 

- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh 

- Ngứa da, dị cảm, mẩn đỏ hoặc sưng tấy 

- Da tái nhợt 

- Rối loạn tri giác, mất ý thức 

Xử trí sốc phản vệ ở trẻ em 

Xử trí sốc phản vệ nặng trong khi chờ xe cấp cứu: 

Giúp trẻ ngưng ngay tiếp xúc với chất gây dị ứng. 

Tiêm Adrenalin (quy cách 1mg=1ml=1 ống) vào bắp tay trẻ có triệu chứng phản vệ độ II trở lên theo phác đồ sốc phản vệ sau: 

- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg:="" 0,2ml="" (tương="" đương="" 1/5="">

- Trẻ khoảng 10kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống). 

- Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống). 

- Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống). 

Mục tiêu của việc tiêm adrenalin là để ổn định huyết áp trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy. 

Đặt bé nằm nghiêng trái nếu có nôn ói, kê chân cao hơn đầu. 

Gọi xe cấp cứu ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm. 

Quan sát diễn biến tiếp theo để tiêm nhắc lại adrenalin sau mỗi 3-5 phút cho đến khi mạch và huyết áp ổn định.

 

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/be-8-tuoi-soc-phan-ve-vi-an-mi-tom-nhung-luu-y-toi-quan-trong-cha-me-can-biet-de-bao-ve-con-16221271023132022.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang