Bé gái 3 tuần tuổi bỗng dưng ngưng thở trên xe ô tô vì 1 sai lầm triệu gia đình cùng mắc

Một người mẹ ở Scotland không ngờ thói quen này lại khiến cô con gái 3 tuần tuổi bỗng dưng ngưng thở.

Kirsti Clark, 28 tuổi cùng chồng là Christopher Clark, 29 tuổi đã lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh khác sau cơn ác mộng cả hai đã trải qua. Cụ thể, họ có một chuyến đi mua sắm khoảng 2 tiếng đồng hồ cùng con gái 3 tuần tuổi Harper.

Nhưng sau khi trở về nhà, họ thấy cơ thể bé thật sự không ổn: Đôi môi của Harper chuyển sang màu xanh, quai hàm cứng lại, bọt chảy ra từ mũi và miệng. Quá kinh hãi, hai vợ chồng liền tức tốc đưa bé đến ngay bệnh viện.

Bé gái 3 tuần tuổi bỗng dưng ngưng thở trên xe ô tô vì 1 sai lầm triệu gia đình cùng mắc - Ảnh 1.

Bé Harper 3 tuần tuổi chụp ảnh cùng bố mẹ là Kirsti và Christopher Clark.

Bé gái 3 tuần tuổi bỗng dưng ngưng thở trên xe ô tô vì 1 sai lầm triệu gia đình cùng mắc - Ảnh 2.

Suýt chút nữa hai vợ chồng Clark đã mất đi đứa con gái bẻ nhỏ này mãi mãi.

"Lúc phát hiện Harper có những dấu hiệu lạ, tôi chắc chắn đó không phải là một cơn động kinh bình thường bởi bé dường như đã ngưng thở. Vợ chồng tôi đến bệnh viện trong cơn kích động tột độ. Tôi đã khóc và hét lên cầu xin các tiếp tân ở đó hãy cứu sống con bé" - Kirsti trải lòng trên DailyMail.

Ngay lập tức, Harper được chuyển vào phòng cấp cứu và may mắn là bé đã vượt qua cơn thập tử nhất sinh. Các bác sĩ đã bước ra ôm hai vợ chồng thật chặt, trước khi họ bắt đầu một cuộc điều tra lý do tại sao bé lại bị như vậy. Họ đã kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của Harper và ghế xe nơi bé nằm cũng an toàn, vậy lý do là do đâu?

Một chuyên gia tư vấn đã đến gặp nhà Clark nói rằng: Chính việc để Harper trên xe quá lâu đã dẫn đến tình trạng này! Chỉ một tiếng đồng hồ trên xe đã khiến nồng độ oxy ở trẻ nhỏ tụt mạnh, huống gì Kirsti đã để bé trên xe 2 giờ đồng hồ. Nó làm cho Harper thiếu oxy đến mức khi được đưa ra khỏi xe, cơ thể bé liền bị sốc.

Bé gái 3 tuần tuổi bỗng dưng ngưng thở trên xe ô tô vì 1 sai lầm triệu gia đình cùng mắc - Ảnh 3.

Harper cùng chị mình – bé Malena.

"Đừng vì sự bất cẩn và thiếu hiểu biết mà làm hại con bạn, tôi không mong muốn bất kỳ ai sẽ lặp lại trường hợp này" – Kirsti tâm sự.

"Chúng tôi đã ngồi trên xe khoảng 1 tiếng 45 phút và khi về đến nhà thì đã quá giờ ngủ của Malena (con gái đầu), vì vậy tôi đã để bé Harper ở lại xe khoảng 15 phút nữa và đưa Malena vào giường đi ngủ trước. Nên khi nghe nguyên nhân là do ngồi trên ô tô quá lâu, vợ chồng tôi đã rất sốc và không hiểu tại sao không một ai cảnh báo cả hai về chuyện này". – Kirsti sững sờ khi biết nguyên nhân.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ rằng không phải cứ để trẻ sơ sinh trên xe ô tô quá lâu cũng đều bị như vậy, mà điều quan trọng là tư thế ngồi: "Nếu ghế ô tô được coi là một trong những phương án hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi các chấn thương nghiêm trọng, thì tư thế ngồi thẳng thật sự quan trọng để giảm áp lực lên phần ngực và không bị chèn ép đường thở".

ET-baby-car-seat

Tư thế ngồi thẳng thật sự quan trọng để giảm áp lực lên phần ngực và không bị chèn ép đường thở của trẻ (Ảnh minh họa).

Ông Francine Bates, thuộc tổ chức từ thiện của Anh The Lullaby Trust, nơi đã tài trợ nghiên cứu về nguyên nhân gây ra cái chết ở trẻ sơ sinh cho hay: "Các bậc phụ huynh nên đi ô tô hai người trở lên cho người kia để mắt đến các cháu. Trong trường hợp bất khả kháng phải đi một mình, hãy xoay gương chiếu hậu về phía ghế sau để lúc nào cũng theo dõi kịp tình trạng của bé. Nếu bé có những dấu hiệu lạ, chẳng hạn như ngồi gục về phía trước, hãy lập tức đưa xuống xe ngay để tránh thiếu oxy".

Hiện Kirsti đã rút ra được bài học và cảnh tỉnh các bố mẹ khác còn hành động như cô: Hãy luôn để mắt đến đứa con nhỏ của bạn và nếu có dấu hiệu bất thường, lập tức đưa bé đến bệnh viện ngay. Sẽ không một bậc phụ huynh nào muốn trải qua cảm giác tương tự như câu chuyện trên đâu, chỉ hai giờ ngồi trên xe và có thể mất con mãi mãi.

Theo Theepochtimes

 

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang