Bé trai 5 tuổi suy giảm thính lực, sau khi đi khám bác sĩ hé lộ nguyên nhân không ngờ khiến mẹ vô cùng hối hận

Khoảng thời gian sau, chị tình cờ phát hiện thính lực của con trai suy giảm đáng kể sau mỗi lần nói chuyện, chị luôn phải nhắc lại nhiều lần bé mới nghe rõ.

 

Tiểu Quân (5 tuổi) không được mẹ thường xuyên lấy ráy tay cho bé. Chị nghĩ rằng lỗ tai của bé nhỏ hẹp, da tai mỏng, lấy ráy tai cho bé sẽ phát sinh một số nguy hiểm không lường trước. Bởi thế, chị xem nhẹ và cảm thấy việc lấy ráy tai cho con là không cần thiết.

Khoảng thời gian sau, chị phát hiện thính lực của Tiểu Quân suy giảm. Bé phản ứng chậm, không nghe rõ lời giáo viên tại trường mẫu giáo. Khi nói chuyện với bé, chị phải nhắc nhiều lần thì bé mới hiểu rõ.

582d194bed8a433ba2ffffde244fbb08

Khoảng thời gian sau, chị phát hiện thính lực của Tiểu Quân suy giảm (Ảnh minh họa).

Khi kiểm tra tai của con, chị ngây người phát hiện ráy tai của bé có màu vàng đen tắc nghẽn trong tai. Chị vội vàng đưa con đến bệnh viện khám. Sau khi khám tai của bé, bác sĩ cho biết: "Ráy tai của bé bám chắc và khá nhiều, bây giờ tiến hành lấy ráy tai cho bé là một việc khó khăn và có thể ảnh hưởng đến lỗ tai của bé. Trước tiên, cần phải thao tác làm mềm ráy tai rồi mới có thể gắp ra được". Đồng thời, bác sĩ đã trách người mẹ do lơ là, xem nhẹ việc lấy ráy tai cho con nên mới xảy ra tình trạng tắc ráy tai.

Sau khi lấy ráy tai cho bé, thính lực của bé Tiểu Quân đã phục hồi nguyên trạng. Bác sĩ giải thích: "Đa số trường hợp trẻ nhỏ không cần lấy ráy tai, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn cần phải lưu tâm để không xảy ra tình trạng tắc ráy tai ở trẻ".

20181017165801_a5c51cb4e48e53a72197ed0481870833_1

Nếu mẹ không thường xuyên kiểm tra tai cho bé, ráy tai tích tụ trong thời gian dài có thể tắc nghẽn lỗ tai của bé (Ảnh minh họa).

Bất kể trẻ nhỏ hay người lớn đều có ráy rai và hầu hết trường hợp mẹ không cần phải lấy ráy tai cho bé. Bởi khi bé ngủ hoặc chuyển động nhai thức ăn sẽ khiến ráy tai rơi ra ngoài. Đồng thời ráy tai có tác dụng bảo vệ da tai mỏng manh của bé, giúp kháng khuẩn, nấm hay côn trùng.

Tuy nhiên, vẫn luôn có trường hợp ngoại lệ. Hầu hết ráy tai sẽ tự động rơi ra ngoài, nhưng đôi khi sẽ có một phần ráy rai bám dính vào da tai của bé. Nếu mẹ không thường xuyên kiểm tra tai cho bé, ráy tai tích tụ trong thời gian dài có thể tắc nghẽn lỗ tai của bé. Khi xảy ra trường hợp này, mẹ cần sử dụng dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng cho bé, hoặc tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện để nhân viên y tế tiến hành lấy ráy tai.

Nguồn: Sohu

 

Theo helino.ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang