Ngày 4/9, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, các bác sĩ vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị chó cắn vào vùng mặt và cánh tay phải. Ca bệnh này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nuôi nhốt chó không đảm bảo an toàn gây hậu quả nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây.
Theo gia đình, cách thời điểm vào viện 5 giờ, cháu H. bị tai nạn chó cắn vào vùng mặt và cánh tay phải, đã được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong tình trạng tỉnh, không sốt, da, niêm mạc hồng.
Bệnh nhân có vết rách vùng cánh tay phải và vùng gáy, không chảy máu.
ThS.BS Trần Hữu Thắng – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, bệnh nhân là bé H.N.H (nam, 7 tuổi, tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương lúc 11h45p ngày 2/9/2019 do bị chó cắn. Tuy nhiên, bệnh nhân có vết rách vùng cánh tay phải và vùng gáy, không chảy máu. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị vết thương vùng mặt, cánh tay do chó cắn ngày thứ 1.
BS. Thắng cho biết, vùng trước tai phải của cháu bé có vết rách 5cm, sâu 2cm, không lộ tuyến mang tai. May mắn là màng nhĩ, ống tai của trẻ không bị tổn thương. Cánh mũi phải có vết rách nhỏ. Trên cánh tay phải của bé cũng có vết rách do chó cắn gây nên. Các bác sĩ đã tiến hành khâu vết rách vành tai trên 2cm phức tạp, khâu vết thương vùng đầu, mặt, cổ cho bệnh nhân.
Thời gian qua có nhiều trường hợp bị chó cắn nhập viện, BS. Thắng khuyến cáo, khi bị chó cắn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút.
Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. Đặc biệt, cần tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ.
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.