Bí kíp ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát

(lamchame.vn) - Gần 20% trẻ em trên khắp thế giới mắc viêm da cơ địa. Đây là một bệnh lý mạn tính, ngứa và không chỉ phải trải qua một lần mà con có thể bị tái đi tái lại càng khiến mẹ xót xa hơn. Dưới đây YouMed sẽ chia sẻ các bí kíp ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát, giúp mẹ an tâm chơi đùa cùng con yêu.

1. Vì sao viêm da cơ địa dễ tái phát?

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da phổ biến, thường khởi phát trước 5 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Gần 60% trẻ khởi phát viêm da cơ địa trong 1 năm đầu đời và 90% khởi phát trước 5 tuổi. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn, và do đó làm tái phát bệnh như: 

  • Yếu tố di truyền: có tới 70% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc viêm da cơ địa. Nguy cơ viêm da cơ địa ở trẻ tăng lên khi bố mẹ mắc bệnh: tăng 2-3 lần khi bố hoặc mẹ mắc bệnh; tăng 3-5 lần khi cả bố và mẹ mắc bệnh.
  • Dị ứng thức ăn: chủ yếu liên quan đến các loại thực phẩm như sữa, trứng, đậu phộng...
  • Các chất kích ứng da: có thể bao gồm các vật dụng trong gia đình như xà phòng, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, chất làm sạch và khử trùng nhà cửa; khói thuốc lá; nước hoa; hóa chất...
  • Yếu tố môi trường: các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da như trời lạnh, sống ở thành thị, ô nhiễm môi trường…
  • Suy yếu hàng rào bảo vệ da: sự khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da cho phép sự xâm nhập của các các chất kích ứng qua da dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng dị ứng xảy ra, và biểu hiện tình trạng viêm da cơ địa.

Xà phòng, bột giặt, dầu gội, sữa tắm là những tác nhân có thể gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ em thường biểu hiện bằng: ngứa, khô da, ban đỏ tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa…  Vị trí thường gặp: da mặt, da đầu, nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, cổ, cổ tay, mắt cá chân... trường hợp nặng có thể lan toàn thân.

2. Cách ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát

Khi con bị viêm da cơ địa, mẹ cần hiểu rằng, việc điều trị cần kết hợp nhiều yếu tố gồm: giảm viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm da, ngăn ngừa các yếu tố kích thích, và ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát trong tương lai.

Một số phương pháp ngăn ngừa có thể bao gồm:

  • : Không có thời gian và số lần tắm tối ưu cho viêm da cơ địa. Tuy nhiên nhiều nơi thường khuyến cáo cho trẻ tắm 1 lần/ngày với nước ấm (trong bồn tắm hoặc dưới vòi sen) trong 5-10 phút. Nên dùng xà phòng dịu nhẹ cho da và đảm bảo bôi dưỡng ẩm sớm sau tắm.
  • Dưỡng ẩm da: Các chất dưỡng ẩm có tác dụng giúp phục hồi lớp ceramide bảo vệ cho da, tránh mất nước qua da, làm giảm khô da, giảm viêm, cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da.

Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần dưỡng ẩm khi trẻ có triệu chứng viêm da, nhưng điều này chưa đúng. Khi trẻ đã giảm hoặc không còn triệu chứng viêm da mẹ cũng cần tiếp tục cho con dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là ngay sau khi tắm.

Dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau tắm

  • Tránh khô da: Không nên dùng các sản phẩm làm sạch có xà phòng hay cồn. Nếu trong phòng dùng máy lạnh, nên làm ẩm phòng bằng khăn tắm thấm ướt (treo giữa phòng, gần luồng gió máy lạnh,...).
  • Tránh cọ xát da: gỡ bỏ nhãn mác trên quần áo, đánh lạc hướng sự tập trung chú ý của trẻ khi trẻ đang ngứa và gãi nhiều, như chơi trò chơi, xem TV, vệ sinh sạch sẽ bàn tay của trẻ, không để móng tay trẻ dài.
  • Quần áo: Không mặc quần áo từ vải thô, quá chật, cũng không mặc đồ quá ấm và dày. Nên chọn quần áo chất liệu cotton mềm mại.
  • Tránh các yếu tố kích ứng da: Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ để hạn chế bụi bẩn, lông chó mèo, tránh khói thuốc lá,...

Cần nhấn mạnh thêm, dưỡng ẩm và chăm sóc da là biện pháp chính để ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát. Việc vội vàng tìm mua các sản phẩm chăm sóc da mà chưa tìm hiểu kỹ càng, dẫn đến tình trạng da càng trở nên tồi tệ hơn. Vừa mất tiền, lại làm da con yêu thêm tổn thương.

Do đó mẹ cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính từ thiên nhiên và chăm sóc da an toàn, thân thiện với da trẻ, làm sạch da dịu nhẹ, không có thành phần gây kích ứng, hạn chế sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Xịt viêm da cơ địa Shema Topi: Thành phần dịu nhẹ, công dụng và cách dùng cho bé

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Avena-Woods C. Overview of atopic dermatitis. Am J Manag Care. 2017 Jun;23(8 Suppl):S115-S123.

[2] Eichenfield LF, Tom WL, Chamlin SL, et al. Guidelines of care for the management of atopic dermatitis: section 1. Diagnosis and assessment of atopic dermatitis. J Am Acad Dermatol. 2014 Feb;70(2):338-51.

[3] Eichenfield LF, Tom WL, Berger TG, et al. Guidelines of care for the management of atopic dermatitis: section 2. Management and treatment of atopic dermatitis with topical therapies. J Am Acad Dermatol. 2014 Jul;71(1):116-32.

[4] Wong ITY, Tsuyuki RT, Cresswell-Melville A, Doiron P, Drucker AM. Guidelines for the management of atopic dermatitis (eczema) for pharmacists. Can Pharm J (Ott). 2017;150(5):285-297.

[5] William L Weston, William Howe. Treatment of atopic dermatitis (eczema). Uptodate. 2021.

[6] https://dalieu.vn/su-dung-duong-am-trong-dieu-tri-viem-da-co-dia/. Accessed on November 15, 2018

[7] https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/live-better-eczema.  Accessed on June 22, 2021

[8] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

 

Theo Lamchame.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang