Bị ong đốt có nguy hiểm không?

(lamchame.vn) - Nhiều người cho rằng, ong đốt có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có trường hợp nào cho thấy ong đốt có thể chữa được bệnh, mà ngược lại, chúng còn để lại những hậu quả rất nặng nề.

Bị ong đốt có nguy hiểm không?

Trong thành phần nọc ong có chứa rất nhiều những chất phức tạp, bao gồm 2 loại chính là loại có bản chất protein và loại không có bản chất protein. Glycoprotein và polypeptide là các dị nguyên chủ yếu, các dị nguyên chủ yếu bản chất là protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kháng thể IgE đặc hiệu. Các dị nguyên chính bao gồm: phospholipase A, acid phosphatase, hyaluronidase, dị nguyên C và melittin, Api M6 vừa được xác định là dị nguyên mới của ong mật, có vai trò gây ra tới 40% các phản ứng dị ứng do ong mật đốt. Tuy nhiên, dị nguyên quan trọng nhất là phospholipase A.

Trong thành phần nọc ong có chứa rất nhiều những chất phức tạp hình ảnh

Trong thành phần nọc ong có chứa rất nhiều những chất phức tạp. Ảnh: Internet.

Phản ứng khi bị ong đốt

Thông thường, khi bị ong đốt, nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau nhức và ngứa ở vị trí bị đốt. Bên cạnh đó, vết thương do ong đốt gây ra còn bị sưng phù và ban đỏ ngay sau đó nếu không được điều trị kịp thời. Tùy từng loại côn trùng và loại ong khác nhau mà mức độ tổn thương của những vết đốt do chúng gây ra có thể không giống nhau. Do đó, việc xác định thủ phạm là vô cùng quan trọng.

Trong khi các loại côn trùng khác thường không để lại gì sau khi đốt thì ong lại thường để lại kim và túi nọc sau khi đốt. Thông thường, phản ứng do ong đốt gây ra được chia làm 4 mức độ: mức độ 1 là phản ứng ngay tại vị trí đốt, mức độ 2 gây sưng phù mạch và nổi mề đay toàn thân, mức độ 3 là co thắt phế quản và mức độ 4 là nghiêm trọng nhất, lúc này nạn nhân có thể bị sốc phản vệ và nhiều cơ quan khác trên cơ thể cũng bị tổn thương.

Ong thường để lại kim và túi nọc sau khi đốt hình ảnh

Ong thường để lại kim và túi nọc sau khi đốt. Ảnh: Internet.

Biện pháp xử lý khi bị dị ứng do ong đốt

- Gắp ngay nọc ong ra bằng một chiếc nhíp hoặc kẹp nhỏ. Mọi thao tác nặn hay ép vòi chích đều có thể khiến cho nọc độc lan ra xa và nhanh hơn, làm vết đốt càng sưng to hơn.

- Sử dụng xà phòng và nước ấm để sát trùng vết thương. Sau đó, bôi dung dịch sát khuẩn như cồn hoặc betadine lên vết đốt 2 lần/ngày.

- Chườm lạnh lên vết thương để giảm sưng và giảm đau. Uống nước đầy đủ để loại bỏ độc tố còn trong cơ thể.

- Trong trường hợp xảy ra dị ứng nghiêm trọng như sưng quá to, nổi mề đay trên diện tích rộng,... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Cần xử lý ngay sau khi bị ong đốt hình ảnh

Cần xử lý ngay sau khi bị ong đốt. Ảnh: Internet.

Xem thêm:

Bị ong vàng đốt, người đàn ông bị dị ứng dẫn đến tử vong

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang