Thông thường từ tuần thai thứ 20 - 22 các bà bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của thai nhi trong bụng. Nhưng những chuyển động đầu tiên còn rất nhẹ nhàng và thưa thớt. Đến khoảng tuần thai thứ 30, thai nhi bắt đầu chuyển động nhiều hơn và mạnh mẽ hơn.
Thông thường từ khoảng 20 tuần mẹ bắt đầu cảm thấy những hoạt động đầu tiên của thai nhi
Nhiều bà mẹ có thể có những cảm nhận đầu tiên về em bé ngay từ tuần thứ 15 đến 20. Trên thực tế các chuyển động của thai nhi đã bắt đầu từ tuần thai thứ 6 hoặc 7 và mẹ có thể nhìn thấy những chuyển động này qua siêu âm. Tuy nhiên, do các cử động còn rất yếu ớt nên mẹ rất khó có thể nhận ra.
Các bà mẹ sinh con thứ có thể nhận ra những chuyển động nhẹ đầu tiên – còn gọi là “thai máy” – sớm hơn những người mới làm mẹ lần đầu. Lúc mới đầu, có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa chuyện thai máy và cảm giác sôi bụng vì đói. Những phụ nữ gầy thường có xu hướng cảm nhận thai máy sớm hơn.
Tùy vào thể trạng của người mẹ và một số yếu tố khác, mà mỗi bà bầu sẽ có những cảm nhận khác nhau về chuyển động của thai nhi. Nhiều người mẹ miêu tả cảm giác thai máy giống như bắp rang nổ, giống cá quẫy hay một cái gì đó vỗ nhẹ. Ban đầu, bạn có thể sẽ nghĩ rằng đó là cảm giác do đầy hơi hoặc đói bụng, nhưng khi bắt đầu cảm nhận chúng thường xuyên hơn, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Bạn có thể cảm thấy em bé máy khi đang ngồi hoặc nằm yên.
Những em bé hiếu động chuyển động mạnh mẽ khiến bụng mẹ biến dạng
Đôi khi em bé hiếu động nên những chuyển động của thai nhi có thể mạnh mẽ và rõ ràng tới mức khiến bụng của mẹ bầu trông biến dạng một cách kỳ lạ. Mọi người thường cho rằng, thai máy nghĩa là em bé đang đạp vào bụng mẹ. Nhưng thực ra, thai máy không chỉ đạp mà còn nhiều hoạt động khác như xoay người, giờ tay, nhào lộn... Thậm chí nếu bạn mang thai đôi, hai em bé còn có thể tranh nhau chỗ nằm thoải mái hơn.
Em bé có nhiều chuyển động khác nhau trong bụng mẹ
Những cầu thú nhí trong tương lai vô cùng hiếu động
Nếu để ý bạn sẽ thấy không phải lúc nào thai nhi cũng chuyển động liên tục trong bụng mẹ. Các bà bầu thường thấy thai máy vào những thời điểm cố định trong ngày như sáng sớm, giữa trưa hay chiều tối. Đó là những lúc bé tỉnh dậy theo đồng hồ sinh học của mình. Trung bình, các lần thai máy thường cách nhau khoảng 3 - 4 giờ.
Nếu đột nhiên thai nhi chuyển động ít hơn hoặc ngừng chuyển động thì mẹ nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra nhé
Nếu những chuyển động của thai nhi quá thưa hoặc ít thì có thể em bé đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc đôi khi là do bé quá say giấc. Ngược lại nếu mẹ thấy bé quẫy đạp nhiều hơn thì có thể bé đang bị thiếu oxy. Bạn nên theo dõi tần suất thai máy, nếu có bất thường thì nên đi khám bác sĩ. Đặc biệt nếu bạn bất chợt không còn cảm nhận được chuyển động của em bé trong bụng mẹ nữa thì nên đi tới gặp bác sĩ để kiểm tra.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.