Khoảng 50% chúng ta đều đã mắc hoặc có nguy cơ mắc hội chứng ngủ rũ mà không biết
Đặc trưng của hội chứng ngủ rũ là buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày kể cả khi đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hội chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính rất khó phát hiện. Có thể mất 5-10 năm để chẩn đoán bệnh này. Ngạc nhiên hơn là khoảng 50% chúng ta đều đã mắc hoặc có nguy cơ mắc hội chứng này mà không biết.
Caitlin Wallace, người Mỹ là một trong những trường hợp điển hình của căn bệnh kỳ quái này. Các biểu hiện mà Caitlin hay gặp là thường xuyên ngủ gục khi nghe thấy chuông điện thoại, gặp gỡ bạn bè, thậm chí cả khi được chồng tặng hoa và chocolate. Việc này có lúc xảy ra tới 20 lần một ngày.
Khi được giới thiệu đến bệnh viện Đại học James Cook (Hoa Kì), các bác sĩ đã kết luận cô đã mắc một hội chứng có tên Cataplexy (tê liệt nhất thời) – biểu hiện chứng ngủ rũ.
Caitlin Wallace, người Mỹ chính là một trong những nạn nhân của hội chứng ngủ rũ.
Tình trạng này được kích hoạt bởi cảm xúc mãnh liệt, thường là tiếng cười hay sự ngạc nhiên, như trường hợp của Caitlin, nhưng đôi khi nó cũng có thể là sự giận dữ hay thất vọng. Căn bệnh hiếm có này khiến Caitlin phải từ bỏ việc học lái xe và xin thôi làm lễ tân ở một phòng khám răng.
Bác sĩ Paul Reading, chuyên gia tư vấn thần kinh học tại Bệnh viện Đại học James Cook cho biết, những người bị chứng ngủ rũ thường thấy khó khăn để tỉnh táo vào ban ngày. Lý do là bởi trong não họ thiếu một chất được gọi là hypocretin hoặc orexin giúp điều khiển giấc ngủ của cơ thể.
Biểu hiện của chứng bệnh kỳ lạ này là gì?
Bình thường, chúng ta bắt đầu đi vào giấc ngủ với giai đoạn gọi là mắt chuyển động nhanh (NREM) ngủ. Ở giai đoạn này, sóng não chậm lại. Sau 1-2 giờ của giấc ngủ NREM thì giấc ngủ sâu mới bắt đầu.
Nhưng người bị hội chức ngủ rũ có thể đột ngột đi vào giấc ngủ ngay mà không cần qua giai đoạn NREM. Một số biểu hiện của người bị hội chứng này bao gồm.
Hậu quả khi mắc hội chứng ngủ rũ
Hội chứng ngủ rũ có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Nhiều người có các triệu chứng chứng ngủ rũ trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán chính xác.
a) Gây phiền phức cho sinh hoạt hàng ngày
Hội chứng gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống bình thường. Người khác có thể coi đó là lười biếng, lơ mơ hoặc thô lỗ.
b) Ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Cảm xúc mãnh liệt như giận dữ, vui mừng có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng ngủ rũ ngay lập tức, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ tình cảm. Hội chứng này cũng làm rối loạn chức năng tình dục. Những người có chứng ngủ rũ có thể rơi vào giấc ngủ ngay cả khi đang “yêu”.
c) Nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng
Bệnh tưởng vô hại nhưng lại rất nguy hiểm. Những người mắc hội chứng ngủ rũ có nguy cơ bị tai nạn lao động, tai nạn xe hơi, cắt vào tay, bỏng…trong khi tham gia giao thông và sinh hoạt hàng ngày.
Đối phó với căn bệnh kỳ quái này như thế nào?
Đến nay, khoa học cũng chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh lạ lùng này. Theo phán đoán, chứng bệnh này có thể xuất phát từ di truyền và các yếu tố như stress, nhiễm trùng,...
Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể giúp quản lý tốt các triệu chứng của bệnh.
a) Đi ngủ đúng giờ
Luôn đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định trong ngày có thể giúp cải thiện chứng bệnh này. Ngoài ra, việc ngủ trưa thêm 20 phút có thể giảm buồn ngủ 1-3 giờ, giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
b) Nói chuyện với người khác về chứng bệnh của mình
Người bị mắc hội chứng ủ rũ dễ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông do không tỉnh táo hoặc cơn buồn ngủ đến bất chợt. Hãy nói chuyện với người thân về căn bệnh này để họ có thể để ý đến chúng ta nhiều hơn.
c) Duy trì lối sống lành mạnh
Chăm tập thể dục thể thao, không hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống đủ chất…sẽ giúp căn bệnh cải thiện đáng kể. Lưu ý, tránh tập thể dục quá sức trước giờ đi ngủ vì dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
d) Đến gặp bác sĩ và chuyên gia
Không còn cách nào khác, khi bắt gặp những triệu chứng kì lạ như trên thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách điều trị thích hợp. Không nên dùng thuốc linh tinh mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.