Là một nhà tâm lý học tội phạm và cố vấn nuôi dạy con nổi tiếng ở Trung Quốc, những triết lý dạy con của giáo sư Lý Mai Cẩn được rất nhiều bậc cha mẹ đồng tình và tham khảo.
Giáo sư Lý Mai Cẩn đã từng trả lời phụ huynh trong một bài giảng về vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm là liệu có thể biết được một đứa trẻ sau này có thành công hay không. Bà cho biết: Đứa trẻ có thành đạt hay không thì không cần đợi trưởng thành mà có thể thấy được qua một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Harvard cũng cho thấy, từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ. Lúc này, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Những thói quen, sở thích, tính cách... được phát triển trong khoảng thời gian này.
Nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ sau này rất thành công sẽ biểu hiện ngay từ giai đoạn này, bố mẹ cần lưu ý để bồi đắp cho con càng sớm càng tốt:
1. Kỹ năng xã hội mạnh mẽ
Một báo cáo từ cuộc khảo sát của Đại học Stanford chỉ ra rằng 12,5% khả năng thành công của một người đến từ kiến thức, 37,5% đến từ một số khả năng đặc biệt và may mắn nhưng 50% đến từ "các mối quan hệ".
Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania và Đại học Duke, Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng những đứa trẻ giỏi chia sẻ, lắng nghe, hợp tác và tuân thủ các quy tắc ở tuổi lên 5 có nhiều khả năng vào đại học hơn. Chúng cũng có cơ hội nhận được những công việc tốt sau khi ra trường.
Trái lại, những đứa trẻ thiếu hụt những kỹ năng trên có xu hướng dễ gặp phải vấn đề lạm dụng chất gây nghiện, các mối quan hệ phức tạp và rắc rối về mặt pháp lý. Thậm chí, chúng có khi còn phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng.
Sẽ đến một lúc nào đấy, con cái chúng ta lớn lên rồi dần xa rời tổ ấm. Hãy thử hình dung khi con hoàn toàn thiếu đi những kỹ năng xã hội để tương tác với mọi người, chúng chắc chắn sẽ bị cô lập và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng.
2. Kỷ luật tự giác
Trong cuốn sách "Con đường ít người đi", có một câu nói nổi tiếng như sau: Tự kỷ luật là công cụ chính để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, và nó cũng là phương tiện quan trọng để loại bỏ nỗi đau trong cuộc sống.
Có thể lấy dẫn chứng: Người giàu nhất Hong Kong, Lý Gia Thành, hiện đã ngoài 60 tuổi, nhưng ông vẫn nhất quyết duy trì thói quen đọc sách trước khi đi ngủ và xem chương trình truyền hình sau bữa tối để học tiếng Anh; CEO Apple Cook sẽ gửi email cho nhân viên đúng giờ vào lúc 4h30 sáng và đến phòng tập thể dục lúc 5h để rèn luyện sức khỏe, duy trì một ngày làm việc hiệu quả.
Người từng đoạt giải Nobel, Bernard Shaw từng nói: "Tự chủ là bản năng của người mạnh nhất". Thực tế, qua nhiều tấm gương của những người thành công, chúng ta có thể tìm thấy một điểm chung và đó chính là kỷ luật bản thân.
Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu kéo dài 25 năm với chục nghìn người có trí thông minh, trình độ học vấn, môi trường sống tương tự và thấy rằng chỉ 3% trong số họ có mục tiêu rõ ràng và dài hạn. Những người không có mục tiêu chiếm 27%, 60% số người có mục tiêu không rõ ràng và 10% còn lại có mục tiêu rõ ràng, nhưng mục tiêu của họ quá ngắn.
25 năm sau này, 3% những người có mục tiêu rõ ràng và dài hạn gần như đã trở thành những người hàng đầu trong ngành bằng nỗ lực của chính họ; 10% có những mục tiêu nhỏ hơn, nhưng cuộc sống và sự nghiệp của họ đang phát triển tốt.
60% những người có mục tiêu mơ hồ thì cuộc sống ổn định nhưng họ không đạt được thành tựu nào. Cuối cùng, 27% không có mục tiêu, thiếu hài lòng trong cuộc sống hoặc công việc. Điều này cho thấy sự tự kỷ luật quan trọng như thế nào đối với thành công của trẻ.
3. Có thể kiểm soát cảm xúc
Con người là loài động vật vô cùng tình cảm. Nhưng tựu chung lại có hai loại cảm xúc: Một là cảm xúc tốt, chẳng hạn như tích cực, lạc quan, vui vẻ, cởi mở và một là những cảm xúc tồi tệ, chẳng hạn như suy sụp, khóc lóc, trầm cảm...
Napoleon từng nói rằng những người có thể kiểm soát được cảm xúc thậm chí còn giỏi hơn cả những vị tướng giành chiến thắng. Ngược lại, những người không thể kiểm soát cảm xúc của mình thực sự tệ hại: làm mọi việc không lường đến hậu quả, dựa vào cảm xúc để kiểm soát mọi hành vi, làm tổn hại chính mình và tổn thương người khác.
Anthony Robin, chuyên gia hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực huấn luyện khai phá năng lực con người từng nói: Bí quyết thành công là biết cách kiểm soát sức mạnh của nỗi đau và niềm vui, hơn là chống lại sức mạnh này. Nếu bạn làm được, bạn có thể làm chủ cuộc đời mình. Ngược lại, cuộc sống của bạn không thể nắm bắt được.
Việc quản lý cảm xúc thực tế là biểu hiện quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ. Nghiên cứu mới nhất về giáo dục trẻ em cho thấy, những trải nghiệm cảm xúc trước 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ từ sớm và có sự giúp đỡ điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của bé.
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.