Cách sơ cứu người đau tim khi bác sĩ chưa đến

Thấy ai đó đột nhiên ngã quỵ hoặc bất tỉnh, đừng hốt hoảng mà hãy thực hiện ngay các bước sau:

Các trường hợp cấp cứu y tế xảy ra mỗi ngày, và có một số điều bạn có thể làm có thể giúp người đang gặp nguy hiểm.

Trước hết, hãy cố gắng bình tĩnh và đánh giá hiện trường và người cần giúp đỡ. Tiếp theo, hãy gọi số điện thoại cấp cứu ngay lập tức. Hãy hành động – chứ đừng cho rằng sẽ có người khác giúp đỡ.

Phải làm gì nếu thấy người đau tim? hình ảnh

Dấu hiệu cảnh báo: Nạn nhân đột nhiên ngã quỵ hoặc bất tỉnh; nạn nhân không thở hoặc không có mạch.

Trong trường hợp này, nếu người ngoài cuộc có thể bước vào và thực hiện ép tim ngoài lồng ngực (CPR) chỉ bằng tay, nạn nhân có thể được cứu sống.

Cách thực hiện CPR:

• Đặt một tay lên trên tay kia, và đặt chúng lên giữa ngực của nạn nhân.

• Ấn 100 nhịp mỗi phút.

• Nhấn mạnh với toàn bộ sức lực. Ngực cần được ép sâu xuống khoảng 3-5cm. Dùng toàn bộ cơ thể của bạn để ép ngực.

Những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải với CPR là không tham gia, không gọi cấp cứu để được giúp đỡ, thổi ngạt miệng – miêng thay vì ấn ngực và quên mất sự an toàn của chính mình.

Cách sử dụng máy khử rung tim tự động ngoài cơ thể:

Đây là thiết bị mà khi kết hợp với ấn ngực đã cứu sống huấn luyện viên Bob Harper. Trong khi ai đó đi lấy AED, một người khác nên gọi cấp cứu và bắt đầu ép ngực. Dưới đây là các bước để làm theo:

• Bật AED và làm theo lời nhắc bằng hình ảnh và/hoặc âm thanh.

• Để AED phân tích nhịp tim của nạn nhân trước khi nhấn nút "sốc".

• Bắt đầu CPR sau khi gây sốc.

Theo Dân Trí

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang