Cần làm rõ việc vợ chồng đại gia Đường Dương cho vay nặng lãi có sự bao che

Người dân Thái Bình vẫn chưa hết xôn xao sau sự việc Nguyễn Xuân Đường (tức Đường 'Nhuệ') 49 tuổi cùng vợ là nữ doanh nhân bất động sản Nguyễn Thị Dương - 40 tuổi bị khởi tố liên quan đến tội Cố ý gây thương tích.

Ngay khi cặp đôi bị bắt giữ, có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội và báo chí phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật trong những năm qua nhưng chưa được điều tra làm rõ.

Đáng chú ý là nghi vấn cặp vợ chồng này "có tiếng" cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Luật sư Trương Quốc Hòe

Luật sư Trương Quốc Hòe

Trước sự việc này, để độc giả có cái nhìn khách quan, toàn diện về sự việc trên, chúng tôi có buổi trao đổi với luật sư Trương Quốc Hòe thuộc văn phòng Luật sư Intrela- Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Cho vay nặng lãi là bóc lột

Luật sư Trương Quốc Hòe cho biết, cho vay mượn tài sản là hành vi phổ biến trong xã hội được pháp luật thừa nhận và cho phép. Tuy nhiên, pháp luật nước ta nghiêm cấm và trừng trị nghiêm khắc hành vi cho vay lấy "lãi nặng" để bóc lột người khác.

Cho vay lãi nặng hay được gọi là tín dụng đen là khái niệm dùng để chỉ các dạng cho vay vốn không qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh, cũng như chưa được cấp phép và chịu sự quản lý chính thức bởi bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào với lãi suất cao mà pháp luật không thừa nhận.

Cần làm rõ vợ chồng đại gia Đường Dương cho vay nặng lãi có sự bao che - Ảnh 2.

Nữ đại gia nổi tiếng tại Thái Bình - Nguyễn Thị Dương

Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định xử lý hình sự đối với hành vi vay nặng lãi nhưng quy định còn khá mơ hồ và thiếu thực tế rất ít trường hợp cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự.

Do đó, bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những điểm mới quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201) thay vì tội Cho vay lãi nặng (Điều 163 BLHS năm 1999) như đã sửa đổi tên tội danh, quy định chi tiết về mức lãi suất cao, quy định rõ hậu quả mang tính định khung, và quy định rõ mức phạt tiền bổ sung.

 Lộ rõ hành vi "ép" phải vay nặng lãi

Năm 2019, một số tờ báo đã đăng tải thông tin vụ việc chủ doanh nghiệp chế biến, sản xuất gỗ Lâm Quyết là ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết từng vay hơn 1,7 tỷ đồng của ông Nguyễn Xuân Đường với lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày.

Sau đó, dù ông bà Lẫm, Quyết vẫn đang trả nợ nhưng ông Đường yêu cầu phải ủy quyền hoặc bán lại nhà xưởng Công ty Lâm Quyết cho mình (giá trị khoảng 7 tỷ đồng). Do không đồng ý nên Đường đã chỉ đạo nhóm người săm trổ mang theo hung khí đến trụ sở công ty Lâm Quyết để xiết nợ, đập phá đồ đặc, đuổi công nhân ra ngoài lấy đi tài liệu sổ sách.

Cần làm rõ vợ chồng đại gia Đường Dương cho vay nặng lãi có sự bao che - Ảnh 3.

Luật sư đề nghị cơ quan chức năng làm rõ hành vi "ép" phải vay nặng lãi

Tuy nhiên, ngày 07/05/2019, Lãnh đạo công an Tp Thái Bình cho biết đã nhận được nguồn tin báo tố giác tội phạm. Sau khi xem xét các hình ảnh chứng cứ, tổ chức lấy lời khai của những người liên quan, cơ quan điều tra xét thấy không có dấu hiệu hình sự, phạm tội của nhóm người do ô Đường phái xuống nên đã không khởi tố hình sự.

Luật sư Trương Quốc Hòe cho rằng; đối với hành vi xiết nợ bằng cách đập phá đồ đạc, lấy đi sổ sách đã xâm phạm quyền sở hữu đối với chủ tài sản và có dấu hiệu cấu thành tôi Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù; hình phạt bổ sung cấm hành nghề và làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Ngoài ra chủ tài sản hoàn toàn có quyền yêu cầu những người đó bồi thường thiệt hại về những tài sản đã bị họ đập phá theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015:" Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác."

Về mức bồi thường các bên có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, hoặc thể xác định mức bồi thường theo Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015.

Dấu hiệu trốn thuế 

Dấu hỏi đặt ra là, liệu rằng Công ty TNHH Đường Dương có đăng ký kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền theo Luật tổ chức tín dụng cấp phép hoạt động hay không?

Trong trường hợp Công ty được cấp phép hoạt động thì hành vi cho vay với lãi suất cao này rõ ràng đã vi phạm về hoạt động của Luật tổ chức tín dụng.

Việc xảy liên tục chắc chắn có dấu hiệu trốn thuế, vậy cơ quan chức năng đã xem xét về hành vi thu lợi bất chính thông qua hoạt động cho vay nặng lãi chưa? Hành vi thu lợi này là thu lợi bất chính và cần phải xem xét giải quyết.

Cần làm rõ vợ chồng đại gia Đường Dương cho vay nặng lãi có sự bao che - Ảnh 4.

Nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng xem xét về hành vi thu lợi bất chính thông qua hoạt động cho vay nặng lãi của cặp vọ chồng Đường Dương

Trong trường hợp nếu có hành vi trốn thuế với giá trị từ 100 triệu đồng sẽ khởi tố, mức phạt tù cao nhất đối với cá nhân phạm tội trốn thuế có thể lên đến 7 năm tù.

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền cao nhất là 4.500.000.000 đồng. (Điều 200 Bộ luật Hình sự) bên cạnh đó Doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu hành vi trốn thuế gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra 

Như vậy, đối với sự việc này cơ quan điều tra cho rằng không có dấu hiệu vi phạm thì đây là vấn đề cần phải xem xét lại liệu có hay không dấu hiệu bao che của Công an khi sự việc diễn ra lâu và liện tục như thế.

Hoạt động cho vay nặng lãi được xử lý như sau:

Một là, về trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoản thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Đối với hành vi cho vay vượt quá mức lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo căn cứ tại điểm d, khoản 3, Điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó "Xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay".

Hai là, về trách nhiệm hình sự, để khép tội người cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 cần nhiều yếu tố: Cho vay lãi suất gấp 05 lần mức 20%/năm trở lên; Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khi có đủ 02 yếu tố này, người cho vay nặng lãi sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Theo Báo dân sinh

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang