Bé Bonnie, 5 tháng tuổi ở Anh đột nhiên bị ho với các dấu hiệu kèm theo là khó thở và tim đập nhanh. Chị Emma Woodland đã đưa con đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán là cảm lạnh thông thường, chỉ định điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, vài giờ sau đó, tình trạng sức khỏe của bé vẫn không có tiến triển gì. Thậm chí, các cơn ho kéo dài hơn và tình trạng khó thở ngày càng trở nên trầm trọng. Chị Emma đã rất lo lắng và quyết định gọi cấp cứu ngay trong đêm.
Bé Bonnie thậm chí đã có lúc ngừng thở
Các nhân viên cấp cứu quyết định chuyển Bonnie tới bệnh viện East Surrey ở Redhill để kiểm tra kĩ càng. “Trong quá trình di chuyển từ nhà tới bệnh viện, lúc đầu, con bé vẫn tươi tỉnh nhưng chỉ sau đó 1 giờ Bonnie đã ngừng thở. Tôi không thể diễn tả cảm xúc của mình lúc đó. Con bé được các nhân viên y tế cấp cứu ngay trên xe khi mức oxy giảm và nhịp tim tăng vọt”, chị Emma nhớ lại.
Do bệnh tình diễn biến nhanh và nghiêm trọng, Bonnie sau đó đã được chuyển đến Bệnh viện nhi St George's, London và phải điều trị ở đó 1 tuần. Các bác sĩ ở đây chẩn đoán bé bị viêm phế quản, một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp của Bonnie đã biến chứng thành nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tới tính mạng.
Nhờ cấp cứu kịp thời, bệnh tình của bé đã dần chuyển biến tích cực
Chia sẻ lại cảm xúc về những giây phút đó, chị Emma đau lòng nói: “Khi con gái nằm trên giường, chưa bao giờ tôi cảm thấy bất lực đến thế. Là một người mẹ nhưng tối chẳng thể làm gì giúp con. Không thể làm bất kì điều gì!”.
May mắn thay, giờ bệnh tình của Bonnie đã tốt đẹp và được về với gia đình. Emma vô cùng biết ơn "bản năng của người mẹ" ở giây phút đó, khi cô nghi ngờ bệnh của con mình nghiêm trọng hơn chẩn đoán và gọi cấp cứu.
"Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra", Emma nói. "Có thể chuyện sẽ còn kinh khủng hơn nữa!”.
Trong một bài đăng trên Facebook để chia sẻ câu chuyện của mình sau những thử thách của Bonnie, Emma đã viết: "Tôi thậm chí không bao giờ biết viêm phế quản có thể giết chết một đứa trẻ. Mọi người thường lo lắng nhiều hơn về các bệnh viêm màng não, sởi, quai bị… và cho rằng ho, viêm phế quản chỉ là những bệnh vặt phổ biến ở trẻ nhỏ mà đứa trẻ nào chẳng mắc vào mùa đông”.
Mặc dù Emma và gia đình đã bị tàn phá bởi kinh nghiệm, họ cũng cảm ơn sự hỗ trợ mà họ nhận được - đặc biệt là từ nhân viên bệnh viện. "Chúng tôi rất may mắn khi nhân viên cấp cứu đã tới kịp thời. Họ như những cứu tinh vậy”.
Không thể biết điều kinh khủng gì sẽ xảy ra nếu bé không được cấp cứu kịp thời
Sau khi tình trạng của Bonnie ổn định, Emma đã chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội để mọi người biết và nâng cao nhận thức về bệnh viêm phổi. Câu chuyện của cô đã được hàng ngàn like và chia sẻ trên Facebook, đặc biệt, một cặp vợ chồng nói rằng bài của Emma đã cứu cuộc sống con của họ.
"Họ đọc bài của tôi, nhận thấy tình trạng của con mình như Bonnie và đã đưa con đến bệnh viện. Họ cảm ơn tôi bởi vì nếu họ không đọc bài báo họ sẽ ở nhà." Emma nói.
Chị Emma còn chia sẻ thêm: "Tôi cảm thấy rằng tôi phải làm gì đó để làm cho mọi người biết rằng bệnh viêm phế quản không phải chỉ là ho và cảm lạnh thông thường. Nếu bạn coi nhẹ, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng và “giết chết” trẻ nhỏ."
Viêm phế quản là bệnh phổ biến ngày lạnh nhưng có thể gây nguy hiểm tính mạng
Thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây bệnh
– Môi trường sống kém vệ sinh, ô nhiễm không khí; thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột
- Trong gia đình có người hút thuốc lá, người bị bệnh lao
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, không tiêm phòng đầy đủ…
Dấu hiệu của bệnh đa dạng và phức tạp
– Giai đoạn sớm: có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…
– Giai đoạn sau: trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…
– Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.
Phương pháp điều trị
Việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm phổi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và do bác sĩ quyết định. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho con tại nhà.
Cách phòng bệnh
– Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
– Chú ý nhiệt độ: Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.
– Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm…
– Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân… để chăm sóc và điều trị kịp thời.
Cần đưa đến bệnh viện ngay khi trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu
– Có lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).
– Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.
– Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.
– Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.
Theo mirror
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.