Có một đứa con ngoan ngoãn, hiểu chuyện là niềm ao ước của bất kì bậc phụ huynh nào. Nhìn vào cách hành xử của một em bé, nhiều người có thể đánh giá ngay được phương pháp nuôi dạy của ba mẹ. Cậu bé trong đoạn clip sau đây là một ví dụ như thế, nhìn cách em say sưa nói về mẹ của mình mà ai cũng cảm thấy thật ngưỡng mộ.
Trong một lớp học, đề bài được thầy cô giao là tả mẹ của mình. Cậu học sinh bắt đầu đứng lên trình bày. Câu đầu tiên khi em nói: "Mẹ em không cần trang điểm vì mẹ vốn dĩ đã rất xinh đẹp", tất cả lớp đều cười ồ lên một cách châm biếm. Thế nhưng, mặc kệ điều đó, cậu bé tiếp tục trình bày những điều biết về mẹ mình một cách dõng dạc, tự tin, chuẩn chỉnh.
Cậu bé nói về mẹ câu đ ầu bị châm chọc, nghe đến cuối lại bật khóc, nể phục: Thành công của bố mẹ là đây!
"Mẹ em không cần trang điểm vì mẹ vốn dĩ đã rất xinh đẹp. Sinh nhật của mẹ là ngày 12 tháng 10, nặng 50kg, cao 1m75, đi size giày 38. Màu mẹ em thích là tím nhạt, bắt buộc phải là tím nhạt. Hoa quả mẹ em thích là xoài.
Mẹ em không thích hoa. Mẹ thích sen đá. Hoạt động yêu thích hàng ngày của mẹ là chơi game, nghe nhạc, uống cafe. Câu cửa miệng của mẹ thường dùng để dạy em là: Tự giác mới là sự tự do lớn nhất", cậu bé chia sẻ.
Cậu bé nắm rất rõ tính cách của mẹ, những điều mẹ thích và không thích. Từ những câu từ đơn giản nhưng toát lên được tình yêu dành cho mẹ của em. Cậu bé cực kỳ tự hào và yêu mẹ, đặc biệt ghi nhớ những điều mẹ dạy.
Kết bài, các bạn học đều vỗ tay rần rần, ngợi khen vì bài văn tuy đơn giản nhưng tràn đầy tình yêu thương. Quả thực, người mẹ khi nghe được chắc chắn sẽ rất hạnh phúc vì đứa con hiểu chuyện. Dưới phần bình luận, mọi người khen ngợi mẹ cậu bé đã rất thành công trong việc nuôi dạy con trai mình.
Lời khen từ cư dân mạng
Nói chuyện với con theo cách này, con lúc nào cũng quấn quít, yêu thương cha mẹ
1. Sử dụng ngôn ngữ tích cực
Khi con cái làm sai, cha mẹ dễ mất bình tĩnh mà chỉ trích con. Nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ tích cực có thể truyền cảm hứng tốt hơn cho hành vi tích cực ở trẻ em.
Ví dụ, nếu trẻ không cất đồ chơi đi, cha mẹ có thể nói: "Bố tin tưởng con sẽ cất đồ chơi đi vì lần nào con cũng làm rất tốt".
Kiểu biểu hiện khích lệ này không chỉ tránh nảy sinh những cảm xúc tiêu cực mà còn nâng cao sự tự tin và tinh thần trách nhiệm của trẻ.
2. Giao tiếp đồng cảm
Khi một đứa trẻ gặp phải sự thất vọng hoặc chán nản, ưu tiên hàng đầu của cha mẹ là hiểu và chấp nhận cảm xúc của con mình.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ khóc vì thua cuộc trong một trận đấu, cha mẹ có thể nói: "Mẹ biết lúc này con đang buồn. Ai thua mà chẳng buồn đúng không nào. Nhưng mẹ thấy con đã cố gắng hết sức và mẹ tự hào về con".
Kiểu giao tiếp đồng cảm này có thể giúp trẻ học cách thể hiện và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời cảm thấy được cha mẹ hỗ trợ và thấu hiểu.
3. Hợp tác ngôn ngữ cơ thể
Ngoài ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp.
Khi cha mẹ giao tiếp với con cái, ánh mắt, nụ cười, những cái ôm có thể truyền tải sự ấm áp và tin cậy hơn.
Ví dụ, khi trẻ cho cha mẹ xem bức tranh của mình, họ có thể mỉm cười và nhìn con bằng ánh mắt khẳng định, hoặc ôm con để bày tỏ sự tự hào. Ngôn ngữ cơ thể như vậy có sức mạnh hơn bất kỳ lời khen ngợi nào.
4. Dạy dỗ dựa trên câu chuyện
Trẻ em về cơ bản thích nghe kể chuyện hơn nên cha mẹ có thể truyền đạt sự thật thông qua việc kể chuyện.
Ví dụ, khi gặp trẻ không muốn cho bạn chơi cùng, cha mẹ có thể kể một câu chuyện về sự chia sẻ để trẻ hiểu được niềm vui và tầm quan trọng của việc chia sẻ trong câu chuyện. Thông qua nội dung câu chuyện trẻ sẽ dễ hiểu hơn những gì cha mẹ muốn mình thực hiện.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.