Câu chuyện về "người hùng" Phạm Song Toàn và bài học về sự dũng cảm mà người trẻ Việt phải đương đầu

Vì không thể bình ổn tâm lý học sinh, nhà trường đành phải chấp nhận thất bại đồng ý cho Phạm Song Toàn chuyển trường. Nhưng liệu ở môi trường mới thì việc em không bị tẩy chay có chắc chắn sẽ thành công khi giáo dục là chung nhất. Và, sau Phạm Song Toàn, có còn ai dám đứng lên tố cáo cái sai và đâu sẽ là lối thoát an toàn cho các bạn trẻ khi chính nghĩa lại là "kẻ thù"?

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em thường được thầy cô giảng dạy rằng: "Dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần có lòng dũng cảm". Song, lý thuyết bao giờ cũng khác biệt với thực tại và chúng ta đã từng được chứng kiến không ít trường hợp chỉ vì dũng cảm mà phải nhận lấy hậu quả đáng tiếc. Vậy có chăng, chúng ta nên hướng cho các em học sinh, những người trẻ Việt nên nhìn vào sự thật về một xã hội luôn thiếu đi hai chữ "công bằng", để từ đó, các em biết đặt lòng dũng cảm, sự đấu tranh của mình vào đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm.

Câu chuyện về người hùng Phạm Song Toàn và bài học về sự dũng cảm mà người trẻ Việt phải đương đầu

Khi lời nói thật lòng bị đem ra làm "kẻ thí mạng"

Có lẽ chưa thời điểm nào những câu chuyện về giáo dục, học đường lại gây nhức nhối trong xã hội như suốt một tháng qua. Cô giáo phạt học sinh quỳ gối ở lớp rồi bị phụ huynh bắt phải quỳ lại, giáo viên bắt học sinh uống nước vắt từ rẻ lau bảng hay cô giáo không giảng bài suốt ba tháng và cô bé Phạm Song Toàn phải chuyển trường vì dám lên tiếng.

Chúng ta luôn tự hào về một thế hệ học sinh cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học, luôn đặt giáo dục lên hàng đầu. Và cứ như thế, hình ảnh về một môi trường sư phạm hiền hòa và tốt đẹp, về một khẩu hiệu "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" đã in sâu vào tâm lý của biết bao thế hệ. Đến mức, chỉ cần một kẻ dám phá vỡ đi vỏ bọc đó thì sẽ nhanh chóng bị tẩy chay và đào thải.

Trước đó, vào ngày 23/3, trong buổi gặp gỡ đối thoại với ngành Giáo dục TP.HCM diễn ra định kỳ hàng năm, câu chuyện của nữ sinh Phạm Song Toàn về cô giáo của mình đã khiến cả nước bàng hoàng và sửng sốt. Suốt thời gian gần một học kỳ lên lớp, cô giáo dạy Toán đã không hề nói chuyện, chỉ chép bài giảng rồi kệ học sinh tự học.

Dư luận quan tâm, xã hội bức xúc, cô giáo Trần Thị Minh Châu ngay lập tức bị nhà trường và lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM xem xét kỷ luật theo trình tự xử lý viên chức vi phạm.

Câu chuyện về người hùng Phạm Song Toàn và bài học về sự dũng cảm mà người trẻ Việt phải đương đầu

Những tưởng mọi chuyện sẽ được kết thúc theo chiều hướng tích cực. Song, nữ sinh Phạm Song Toàn lại vướng vào làn sóng tẩy chay ở ngay chính lớp học của mình. Đến mức, gia đình của em muốn Song Toàn chuyển trường.

Đứng giữa hai con đường lựa chọn, để em Song Toàn ở lại trường cũ thì sợ rằng em sẽ không thể chịu nổi vì bạo lực tinh thần. Còn để Toàn chuyển trường thì lại là sự thất bại trong bình ổn tâm lý học sinh từ nhà trường, các giáo viên, các bậc phụ huynh đến ngành Giáo dục thành phố, chính quyền huyện và thành phố.

Cuối cùng, như trên báo Lao Động đã đưa tin, đến sáng 6-4 vừa qua, UBND TP.HCM đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về sự việc và điều không ai mong muốn đã đến: Bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – đã yêu cầu Sở GDĐT giải quyết nhanh việc chuyển trường cho em Toàn.

Bà Thu quyết định vấn đề chuyển trường cho em Toàn cũng trong một tâm thế lo lắng như bao người khác: “Việc chuyển trường thiệt thòi cho em Toàn nhưng không còn cách nào khác. Qua dư luận, tôi cảm thấy bất an khi để em Toàn trong môi trường đó…”. Vị Phó Chủ tịch đưa ra hai góc độ phân tích tình huống: Thứ nhất, nhiều khả năng Toàn sẽ bị kì thị, cô lập trong nhà trường sau khi đã bị không ít học sinh đả kích trên mạng những ngày qua. Thứ hai, nếu sau này nhà trường bị đánh giá thi đua không được như mong muốn, khả năng thầy cô, phụ huynh, học sinh đẩy trách nhiệm về Toàn, xem đó là lỗi từ em.

Cùng với đó, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết trường hợp của em Song Toàn, Sở đã nắm tình hình, em sẽ được chuyển trường ngay thứ hai tuần sau. 

Lối thoát nào cho các bạn trẻ khi chính nghĩa lại là "kẻ thù"

Có một từ ngữ mà các bạn trẻ thời nay hay sử dụng đó là "chơi chội". Từ này không hoàn toàn ám chỉ cái xấu mà nó còn biểu đạt cả về những hành động tốt được cho là đi ngược lại so với bình thường. Chẳng hạn, một bạn trẻ quá tự tin, thích được thể hiện trước đám đông. Một cô gái luôn đứng về chính nghĩa, bảo vệ người yếu thế. Hay như trường hợp của Phạm Song Toàn, cô bé dám tố cáo sự sai trái của người giáo viên - một điều mà mấy chục học sinh cùng lớp đều coi như không hề có chuyện gì xảy ra. Tất cả những trường hợp này đều được mọi người xếp vào hàng "chơi chội" và khi đã "chơi chội" thì khó có thể hòa đồng.

Cũng theo xu hướng đám đông, mọi người thường lựa chọn 2 cách ứng xử thường ngày: một là im lặng và hai là đám đông làm gì thì ta sẽ làm theo như vậy. Vô hình chung, những người muốn được lên tiếng thì lại không dám lên tiếng, những người muốn được đấu tranh thì lại sợ bị vùi dập. Điều đó tuy nghe khá "khó chấp nhận" nhưng lại là sự thật.

Câu chuyện về người hùng Phạm Song Toàn và bài học về sự dũng cảm mà người trẻ Việt phải đương đầu

Gần một học kỳ, cô giáo Trần Thị Minh Châu chỉ lên lớp viết bài lên bảng và học sinh thì chép theo như một cỗ máy chứ không hề có sự giảng bài hay trao đổi qua lại giữa giáo viên và học sinh. Tình trạng này đã được học sinh phản ánh với giáo viên chủ nhiệm nhưng dường như giáo viên chủ nhiệm chưa có tác động rõ rệt lắm nên việc cô Châu im lặng vẫn không được giải quyết. Và chỉ đến khi, một học sinh dám đứng lên tố cáo trước ban lãnh đạo ngành Giáo dục TP.HCM thì lúc này sự việc mới được phát giác dẫn đến không ít cảnh tượng mà người ta nói rằng: "như chợ vỡ". Nhà trường nhốn nháo tìm cách xử phạt giáo viên, bình ổn tâm lý học sinh, cô trò tổ chức gặp mặt, truyền thông đưa tin rầm rộ và cuộc sống của cô gái được mọi người tôn vinh là "dũng cảm" cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. 

Có lẽ chính bản thân nữ sinh Phạm Song Toàn cũng không lường trước được tất cả những hệ lụy sau lời phát biểu của mình. Chỉ vì dám nói lên sự thật, Song Toàn đã phải hứng chịu cơn giận dữ từ các bạn học sinh khác, đến mức em bị cả lớp tẩy chay, bạo lực tinh thần và không dám ở lại trường cũ để tiếp tục học.

Câu chuyện về người hùng Phạm Song Toàn và bài học về sự dũng cảm mà người trẻ Việt phải đương đầu

Có thể thấy, bất kỳ một sự việc nào đó xảy đến trong cuộc sống đều tồn tại hai mặt và tạo ra hiệu ứng trái chiều trong dư luận. Bên cạnh rất đông ý kiến bênh vực Phạm Song Toàn thì cũng có không ít những lời chỉ trích, nói rằng em đang "rỗi hơi", "thích làm chuyện bao đồng", "thích được nổi tiếng"... Đó là miệng lưỡi thế gian mà chẳng ai có thể làm vừa lòng họ nhưng còn người thân và bạn bè của em thì ra sao?

Trước đây, Song Toàn cũng từng có những cô bạn thân cùng nhau chia sẻ học tập, cũng từng được thầy cô yêu quý vì là một con ngoan trò giỏi. Nhưng chỉ chưa đầy một tháng sau, vì một hành động chính nghĩa, em đã trở nên phi nghĩa trong mắt tất cả mọi người. Hiện tại, mọi người đều dành cho em ánh mắt dè chừng, họ lo sợ rằng một lỗi nhỏ cũng bị em để ý và "bóc phốt". Hay đến chính Vị Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguy

ễn Thị Thu cũng phải thừa nhận, nếu sau này nhà trường bị đánh giá thi đua không được như mong muốn, khả năng thầy cô, phụ huynh, học sinh đẩy trách nhiệm về Toàn, xem đó là lỗi từ em là rất lớn.

Câu chuyện về người hùng Phạm Song Toàn và bài học về sự dũng cảm mà người trẻ Việt phải đương đầu

Cuối cùng, nhà trường đành phải chấp nhận thất bại đồng ý cho Phạm Song Toàn chuyển trường vì không thể bình ổn tâm lý học sinh. Nhưng liệu ở môi trường mới thì việc em không bị tẩy chay có chắc chắn sẽ thành công khi giáo dục là chung nhất. Và, sau Phạm Song Toàn, có còn ai dám đứng lên tố cáo cái sai và đâu sẽ là lối thoát an toàn cho các bạn trẻ khi chính nghĩa lại là "kẻ thù"?

Như một bạn trẻ từng đưa ra bình luận trên mạng xã hội: "Một khi cái ác đang lên ngôi thì những người dám đứng lên nói ra sự thật sẽ bị cô lập và còn có thể bị tù đày nữa. Đấu tranh thì bị trâu đánh, trâu đánh thì biết tránh đâu"Nghe có vẻ đầy tính mỉa mai và châm chọc nhưng lại khiến chúng ta phải gật đầu, thừa nhận.

Người trẻ Việt có nên dũng cảm khi xã hội luôn thiếu hai chữ "công bằng"?

Nói rằng người trẻ Việt không nên dũng cảm khi xã hội luôn thiếu đi hai chữ "công bằng" thì quả thật là sai trái nhưng làm sao để lòng dũng cảm được đặt đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm thì cũng là một bài học lớn mà các bạn trẻ cần phải tự rút ra cho bản thân mình.

Thử đặt ra trường hợp, Phạm Song Toàn và cả lớp gặp gỡ cô Trần Thị Minh Châu một lần cuối cùng trước khi lên tiếng, hay em sẽ tổ chức thảo luận với tất cả các bạn trong lớp trước khi quyết định hoặc trực tiếp nói ra sự thật này với Ban giám hiệu nhà trường... Đến khi không đạt được kết quả như ý muốn thì mới công khai trước báo chí và lãnh đạo Sở giáo dục thì rất có thể, cú sốc này sẽ đỡ hơn một chút với mọi người và tình trạng tẩy chay, bạo lực học đường hay sự day dứt trong lòng em vì khiến cô giáo bị kỷ luật sẽ không còn tồn tại.

Câu chuyện về người hùng Phạm Song Toàn và bài học về sự dũng cảm mà người trẻ Việt phải đương đầu

Tuy vậy, tất cả cũng chỉ là một tình huống khác theo hướng phỏng đoán dành cho Phạm Song Toàn vì biết đâu đấy dù có khéo léo đến đâu thì em cũng chẳng thể thay đổi cách nghĩ của đám đông vốn đã được ăn sâu vào tiềm thức của họ. Và chẳng phải nhờ có "người hùng" Phạm Song Toàn thì các thầy cô giáo, những người ươm mầm cho thế hệ trẻ của đất nước mới có dịp để nhìn lại chính mình và các học sinh khác lại có cơ hội được nghe, được thấy cô giáo dạy toán lên tiếng trong lớp học.

Thành ngữ Nga có câu "Một nửa chiếc bánh mì thì vẫn là chiếc bánh mì còn một nửa sự thật thì chẳng còn là sự thật nữa rồi". Có lẽ, không ai khác, những người trẻ Việt hãy chính là người chắp vá nửa sự thật này để nó thật sự hoàn chỉnh. Và chỉ khi nào giới trẻ không ngại đương đầu với những thử thách, những tàn dư còn lại của xã hội để dám nghĩ, dám làm, dám lên tiếng và dám chấp nhận tất cả những hậu quả có thể có thì xã hội mới có thể đi lên theo chiều hướng tích cực. Giống như Phạm Song Toàn đã nói: "Nếu con không nói thì tình trạng này sẽ diễn ra với ai, diễn ra như thế nào. Bởi học sinh lớp dưới, các em cũng sẽ không nói và các bạn khác cũng không nói. Vậy chúng ta phải làm gì đây?"

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang