Hai người phụ nữ vốn là hàng xóm, tình cờ gặp nhau trên đường đón con đi học về. Sau vài ba câu chuyện phiếm, họ bắt đầu nói về con của nhau.
- Em ghen tị quá. Bé nhà chị ngoan ngoãn, lễ phép thật đấy. Chả bù cho con nhà em, lúc nào cũng nghịch ngợm, chạy nhảy suốt.
- Ôi dào, trẻ con hoát bát, vui vẻ mới tốt, chứ như con nhà chị đúng là mọt sách, cả ngày chỉ biết đọc.
Sau một hồi buôn trên trời dưới đất, hai người phụ nữ nhìn nhau, mỉm cười đầy ẩn í. Bề ngoài trông có vẻ như cả hai đang khiêm tốn, tự chê bai con mình. Nhưng thực chất, cả hai lại đang khen xã giao nhau. Lát sau, có thêm vài bà người hàng xóm khác đến góp vui và những lời khen cứ thế nối tiếp. Chỉ có điều biểu cảm của hai đứa trẻ không được vui cho lắm...
Khen ngợi ở nơi công cộng khiến trẻ gặp áp lực tâm lý
Trẻ nhỏ rất cần những lời ngợi khen nhưng phải khen đúng nơi, đúng chỗ và cả đúng cách. Bởi nếu không, trẻ sẽ phải chịu áp lực tâm lý rất lớn. Chẳng hạn như trong câu chuyện trên, khi được khen ngoan, trẻ liền nghĩ: "Vậy mình lúc nào cũng phải ngoan như này sao?". Tương tự, đứa trẻ còn lại nghĩ: "Vậy mình cũng phải năng động, vui vẻ cả ngày à?".
Theo các chuyên gia tâm lý, việc cha mẹ khen ngợi công khai sẽ mang lại nhiều áp lực tâm lý cho trẻ. Trẻ cho rằng, mình phải duy trì thái độ như vậy để có được sự công nhận của cha mẹ và người khác. Nhiều khi, trẻ không đủ ý chí để lúc nào cũng duy trì ưu điểm trong mắt người lớn. Hậu quả của việc phải cư xử miễn cưỡng lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm, suy sụp tâm lý.
Có một câu chuyện thực tế như này: Một anh chàng sống nội tâm và không thích tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, cha mẹ luôn khen anh là người nhiệt tình trong giao tiếp với mọi người. Mục đích là để khuyến khích anh trở thành người như vậy. Điều này vô tình khiến anh bị áp lực rất lớn. Một mặt, anh cố gắng tham gia các hoạt động bên ngoài để vừa lòng cha mẹ, một mặt lại muốn về nhà, tận hưởng cuộc sống riêng. Sự giằng co tâm lý khiến tinh thần anh ngày một tệ.
Khen đứa trẻ này trước mặt đứa trẻ khác sẽ làm nảy sinh tính đố kị
Từ kết quả của một số cuộc khảo sát, các chuyên gia tâm lý cho biết, việc chỉ khen 1 trong 2 đứa trẻ sẽ làm nảy sinh các cảm xúc tiêu cực. Dù có thân thiết đến mấy, khi bạn bè/ anh chị được khen ngợi công khai, trẻ vẫn cảm thấy không vui. Ngay cả trong câu chuyện bên trên, cả hai đứa trẻ đều bị chê, đều bị khen nhưng vẫn khó chịu trong lòng. Một là trẻ nhận áp lực từ lời khen. Hai là trẻ ghen tị với điểm được khen của đối phương.
Vì vậy, cha mẹ khi nói chuyện cần chú ý đến cảm xúc của trẻ, đừng bất chất cảm xúc của con để thỏa mãn hư vinh của bản thân. Các chuyên gia cho hay, bản chất của trẻ là đa đoan và phức tạp nên đừng coi thường.
Trẻ sẽ quá chú ý đến những lời đánh giá bên ngoài
Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ được khen ngợi nhiều rất dễ có tính tự ái. Bởi suy cho cùng, không phải lời khen nào của cha mẹ cũng có chừng mực. Khi được khen ngợi nhiều, trẻ rất dễ kiêu căng, không nhìn ra năng lực thật sự của bản thân. Sau này, nếu gặp phải khó khăn, thử thách, trẻ rất dễ nhụt chí, bị đánh bại. Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu coi trọng những lời đánh giá bên ngoài. Điều này tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ trong suốt cuộc đời.
Khi tính tự ái và lòng tự trọng xuất hiện đồng thời sẽ đẩy cao mâu thuẫn trong nội tâm trẻ. Một mặt trẻ cho rằng mình là người hoàn hảo, một mặt lại không thể chấp nhận thiếu sót, con người thật của mình. Đứa trẻ như vậy khi trưởng thành sẽ khó tin tưởng người khác, đồng thời gặp khó khăn khi giao tiếp xã hội.
Trên thực tế, chúng ta thường nghe thấy những câu chuyện cả lớp ghét một ai đó vì em này thường hay được cô giáo khen. Vậy nên lời khen ngợi công khai cần phải cẩn thận, xem xét những đối tượng xung quanh là ai, tránh khen 1 đứa trẻ trước mặt những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, khi khen ngợi, chúng ta cần khen vào chi tiết, thay vì khen toàn bộ. Chẳng hạn chỉ ra con đã học chăm chỉ để đạt điểm tốt như nào, thay vì khen chung chung "Con giỏi lắm, xuất sắc lắm"...
Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/cha-me-con-vo-tu-noi-cau-nay-o-noi-cong-cong-thi-tam-ly-con-anh-huong-nang-ne-tuong-lai-mit-mu-nhu-bau-troi-ngay-giong-162212510205959533.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.