Luôn cảm thấy mệt mỏi
"Con hãy bảo với bố rằng hiện tại mẹ không muốn nói chuyện với bố" - câu nói ẩn chứa sự bực bội này sẽ khiến đứa trẻ nhận thức sai lầm về cách giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình . Một nghiên cứu chứng minh rằng, nếu bạn không kiểm soát được cảm xúc của mình thì điều đó cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con bạn.
Bên cạnh đó, khoa học chứng minh, con cái của những bậc cha mẹ có khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ học toán tốt hơn bạn bè trang lứa.
Điều cha mẹ cần làm: Kiểm soát cảm xúc khi con đang có mặt ở đó.
Quen với việc trở thành nạn nhân
Cha mẹ bất hòa không chỉ khiến bản thân họ khó chịu mà còn khiến con cái của họ bị tổn thương. Cơn tức giận của cha mẹ sẽ chuyển sang cả con cái và biến chúng thành nạn nhân của những cảm xúc tiêu cực.
Điều cha mẹ cần làm: Suy nghĩ kỹ trước khi làm bất cứ việc gì. Bình tĩnh giải quyết mọi việc thay vì liên tục phàn nàn trước mặt con.
Cảm thấy có lỗi
Đứa con thường nghĩ bản thân mình là nguyên nhân dẫn đến những cuộc cãi vã của cha mẹ. Vì vậy, chúng luôn tìm cách gắn kết cha mẹ lại bằng nhiều biện pháp như la hét, khóc lóc.
Điều cha mẹ cần làm: Bạn cần giúp con hiểu rằng việc cha mẹ bất hòa không phải là lỗi của chúng. Từ đó giúp giảm bớt gánh nặng tâm lý cho con cái.
Tự trách bản thân
Khi bạn tự nhận mọi lỗi lầm về phía mình, con của bạn cũng sẽ làm điều tương tự.
Điều cha mẹ nên làm: Ngừng hối tiếc về những chuyện đã xảy ra. Thay vào đó, hãy dành thời gian vui chơi với con của mình.
Nghĩ rằng cảm xúc bản thân không quan trọng
Theo các nhà tâm lý học, cảm xúc tiêu cực cũng là điều quan trọng mà cha mẹ cần chú ý. Ví dụ, việc con bạn đột nhiên trở nên hung hăng hay quá nhạy cảm có thể là do sự bất hòa giữa cha mẹ.
Điều cha mẹ phải làm: Khuyến khích con cái bộc lộ cảm xúc của mình thông qua các câu chuyện, hình vẽ và trò chơi, từ đó tìm hiểu chúng muốn gì, đang phiền lòng về điều gì.
Có xu hướng trầm cảm
Nghiên cứu chỉ ra, sự thiếu vắng không khí ấm áp trong gia đình sẽ gây ra các vấn đề tâm lý cho con cái trong tương lai.
Điều cha mẹ nên làm: Để đứa trẻ thấy rằng cha mẹ của chúng luôn mỉm cười và vui vẻ thay vì tranh cãi với nhau mọi lúc mọi nơi.
Bị buộc lựa chọn theo cha hoặc mẹ
Điều này sẽ tạo nên vết sẹo tâm lý cho con cái bởi điều mà trẻ cần là tình yêu thương đầy đủ từ cả cha và mẹ. Khi tức giận người kia, cha mẹ thường sẽ có những hành động như thể hiện sự cáu kỉnh khi con tiếp xúc với người kia, phóng đại những sai lầm của người kia trước mặt con hoặc lôi kéo đứa trẻ lựa chọn theo phe mình.
Điều cha mẹ nên làm: Xây dựng tình cảm của con cho cả 2 người và đừng bắt chúng phải chọn lựa yêu thương ai giữa bố và mẹ.
Luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi
Trẻ em rất nhạy cảm. Ngay cả khi không biết tận gốc vấn đề, chúng vẫn có thể cảm nhận được điều gì đó không ổn. Ở tình huống này, mỗi đứa trẻ sẽ có một cách phản ứng khác nhau như gây hấn, cô lập bản thân,... Chúng sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi như đang gặp nguy hiểm trong khi mọi việc thực tế không tồi tệ đến vậy.
Điều cha mẹ nên làm: Giảm bớt cãi vã và mang đến cho con cảm giác an toàn, được bao bọc bởi cả cha và mẹ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.