Cha mẹ có con trai thường mong muốn nuôi dạy con trở thành người thành đạt, nhưng nhiều người lại không tìm ra cách nuôi dạy đúng đắn. Dưới đây là 3 điều mà nếu cha mẹ thường xuyên làm sẽ dễ dàng khiến con trai trở nên yếu đuố, lười biếng, vô dụng. Các bậc phụ huynh có con trai nên tự kiểm tra bản thân.
Cô Lộ và chồng có một con trai duy nhất nên họ đặt rất nhiều kỳ vọng vào con. Họ không bao giờ cho con làm bất kỳ việc gì, thường xuyên nói với con rằng: "Con chỉ cần học hành, những việc khác không cần quan tâm". Từ nhỏ tới lớn, cậu bé chỉ có mỗi nhiệm vụ duy nhất là học cho giỏi, ngoài chuyện học ra không biết bất cứ thứ gì. Sau đó, đúng như ước nguyện của cha mẹ, cậu thi đỗ vào một trường đại học tốt.
Tuy nhiên, vào ngày đầu nhập học, cậu đã khóc lóc đòi về nhà vì không tự lập được. Cô Lộ đã phải mất rất nhiều thời gian để dỗ dành con, nhưng cậu vẫn không thể thích nghi với cuộc sống đại học và không hòa nhập được với bạn bè. Cuối cùng, cô đành phải cho con nghỉ học. Sau đó, cô mới nhận ra rằng mình đã quá bao bọc con, khiến con trở nên yếu đuối và vô dụng từ lúc nào không hay.
3 điều dễ khiến con trai trở nên "yếu đuối"
1. Bao bọc quá mức
Nhiều gia đình cho rằng, con trai không cần làm việc nhà. Trong quá trình trưởng thành, nhiều phụ huynh thường làm mọi việc cho con, như sắp xếp sách vở khi con đi học, lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Điều này khiến những cậu bé lớn lên thiếu khả năng tự lập, tính trách nhiệm và trở nên lười biếng.
2. Kiểm soát quá chặt
Con trai thường hiếu động và thích khám phá. Một số phụ huynh lo lắng con sẽ đi sai đường nên kiểm soát quá mức. Điều này có thể khiến trẻ nổi loạn và làm những việc trái ngược với ý muốn của cha mẹ.
Ngược lại, những đứa trẻ luôn nghe lời cha mẹ có thể trở nên thiếu chủ kiến, phụ thuộc và dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ.
3. Đặt kỳ vọng quá cao
Nhiều cha mẹ kỳ vọng con trai sẽ trở thành trụ cột gia đình nên đặt ra những mục tiêu quá cao cho con. Áp lực này khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và dễ tự ti khi không đạt được mong đợi của cha mẹ.
Cách nuôi dạy con trai đúng đắn
1. Tôn trọng cá tính
Nhà giáo dục H.G. Spencer cho rằng: "Mục đích của giáo dục là phát triển cá tính của con người". Mỗi cậu bé đều có cá tính riêng. Cha mẹ nên tôn trọng sự khác biệt của con và tạo điều kiện cho con phát triển theo sở thích của mình.
Ví dụ, nếu con thích thể thao, hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao thay vì bắt ép con suốt ngày đi học các môn trên trường.
2. Giáo dục về quy tắc
Giáo dục về các quy tắc là điều cần thiết cho mỗi đứa trẻ, đặc biệt là đối với những cậu bé khó kiểm soát. Cha mẹ nên dạy cho trẻ biết đâu là hành vi đúng mực trong từng hoàn cảnh. Việc giáo dục từ nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tuân thủ quy tắc, ngay cả khi không có sự giám sát của cha mẹ.
Cha mẹ đặt ra những quy tắc rõ ràng và nhất quán để con hiểu được ranh giới giữa đúng và sai. Khen ngợi khi con làm tốt và phạt khi con mắc lỗi để giúp con hình thành hành vi tốt.
3. Rèn luyện tính tự lập
Giao cho con những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi để rèn luyện tính tự lập và trách nhiệm. Ngoài ra, cha mẹ nên cho con cơ hội đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.
Nuôi dạy trẻ không phải là điều dễ dàng. Cha mẹ cần kiên nhẫn, dành thời gian để tiếp xúc và hiểu con cái, từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của trẻ. Đây cũng là yếu tố then chốt giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.