Sống sót được là điều kỳ diệu!
Năm 2012, Ashley Harrison, một người đàn ông 50 tuổi tại Anh, ông bố của 3 đứa con, nhận ra với trọng lượng là gần 90kg đã đến lúc áp dụng phương pháp ăn kiêng Dukan (do một bác sĩ chuyên về ăn kiêng tại Pháp tạo ra – cũng là một chế độ ăn không có tinh bột, rau hay hoa quả mà chỉ có protein) để giảm cân.
Tuy nhiên, sau vài ngày chỉ ăn sữa chua cho bữa sáng, cá thu cho bữa trưa và thịt gà cho bữa tối, người đàn ông chưa từng ốm nặng trong đời mình này đã rơi vào tình trạng hôn mê. May mắn được cấp cứu kịp thời nên ông Ashley mới giữ được mạng sống.
Theo các bác sĩ, não của ông Ashley đã bị sưng lên và việc ông thoát khỏi bàn tay của tử thần thực sự là một điều kỳ diệu.
Cũng có triệu chứng như bà mẹ 32 tuổi người Thụy Điển (xem thêm tin), ông Ashley bị nôn, toát mồ hôi, lảo đảo, loạng choạng và không còn tỉnh táo, khiến người ta nghĩ ông bị đột quỵ.
Khi được đưa tới bệnh viện King’s College, Luân Đôn, ông được các bác sĩ chẩn đoán chứng não tăng huyết, tức là tình trạng não không hoạt động bình thường, không thể điều khiển sự hô hấp của cơ thể.
Ông Ashley Harrison
Ông Ashley được truyền nước để giữ cho cơ thể không bị mất nước và được dùng vài loại thuốc để chống nhiễm trùng.
Ban đầu bác sĩ không biết nguyên nhân của tình trạng nói trên. Họ còn nghi ngờ ông đã dùng cô-ca-in hay uống rượu. Cho đến khi ông Ashley tỉnh lại và được thực hiện rất nhiều cuộc xét nghiệm, họ mới phát hiện ra ông bị chứng thiếu OTC.
OTC là một enzyme quan trọng để loại bỏ nitơ, là sản phẩm phụ của quá trình phân rã protein trong cơ thể. Nếu không có nó thì nitơ sẽ tích tụ dưới dạng a-mô-ni-ắc, dẫn tới các triệu chứng như nôn, hôn mê, các vấn đề về hành vi, xấu nhất là tử vong.
Bác sĩ Yusof Rahman, chuyên gia về các rối loạn chuyển hóa ở bệnh viện St Thomas cho biết căn bệnh này có thể không được phát hiện ở những người trưởng thành cho đến khi một chế độ ăn nhiều protein gây ra vấn đề như ở trường hợp của ông Ashley.
Bác sĩ Yusof nhấn mạnh: "Ông Ashley sẽ vẫn khỏe mạnh với tình trạng protein bình thường trong chế độ ăn của mình, nhưng rõ ràng đã không chịu nổi với chế độ ăn như Dukan".
Thiếu OTC là rối loạn chuyển hóa có tỷ lệ mắc là 1/20.000, tức là tương đối hiếm. Tuy nhiên với tình trạng nhiều người ăn kiêng theo chế độ nhiều protein thì các ca bệnh sẽ gia tăng. Chế độ ăn giàu protein không trực tiếp gây ra nó, nhưng có thể kích hoạt những triệu chứng nguy hiểm chết người ở những người không biết họ mắc bệnh này.
Ngoài việc máu bị axit hóa hay thiếu OTC, những rối loạn khác với những triệu chứng tương tự có thể xảy ra với chế độ ăn nhiều protein, bao gồm bệnh gan hay các bệnh ti thể (ảnh hưởng tới khả năng cơ thể sử dụng năng lượng từ việc tiêu hóa thức ăn).
Mặc dù phổ biến, nhưng ngày nay, các chế độ ăn ít (hoặc không ăn) tinh bột và giàu protein đều bị các bác sĩ và những chuyên gia dinh dưỡng chính thống phản đối.
Bác sĩ Yusof Rahman khẳng định: "Chúng tôi không khuyến cáo chế độ ăn kiêng mất cân bằng như thế. Tốt nhất là nên có một chế độ ăn lành mạnh bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm".
Bác sĩ – tác giả chế độ ăn Dukan đã bị tước giấy phép hành nghề Bác sĩ Pierre Dukan là một bác sĩ kiêm chuyên gia dinh dưỡng người Pháp, tác giả của chế độ ăn kiêng mang tên ông. Tại Pháp, do những nguy cơ về sức khỏe từ việc ăn kiêng theo chế độ này, ông đã bị tước giấy phép hành nghề. Chế độ ăn giàu protein ba giai đoạn do ông đưa ra hứa hẹn những kết quả giảm cân hiệu quả, nhưng lại kèm theo nhiều rủi ro nguy hiểm. Giảm cân chưa thấy đâu, lại có thể mất mạng, nếu biết rõ điều này thì chắc hẳn nhiều người sẽ không liều lĩnh chọn phương pháp của ông. |
Bài học từ người Nhật: Tại sao ăn nhiều ngũ cốc mà vẫn không béo?
James DiNicolantonio, một nhà khoa học nghiên cứu về tim mạch tại Viện nghiên cứu Tim Hoa Kỳ St. Luke’s Mid cho biết lý do là vì chất lượng thực phẩm người Nhật ăn, việc họ ăn ít chất béo như thế nào cũng như mức độ hoạt động của họ.
Chính sự kết hợp tuyệt vời những chất dinh dưỡng theo kiểu Nhật có thể đã giúp họ không bị béo phì và mắc các bệnh chuyển hóa.
Việc kết hợp nhiều tinh bột và chất béo đã được chứng minh là nguyên nhân dẫn tới bệnh béo phì. Người Nhật lại ăn nhiều tinh bột (cả rau và cơm) nhưng lại ăn ít chất béo, nên không hề béo.
Ngoài ra, người Nhật còn ăn nhiều hải sản, chứa nhiều axit béo omega 3 rất tốt cho cơ thể và không ăn nhiều những thực phẩm chế biến sẵn.
Ngoài ra, mỗi người Nhật trung bình đi hơn 7.000 bước mỗi ngày, trong khi con số này ở Mỹ chỉ vào khoảng 5.000 bước (do đó tỷ lệ béo phì ở Nhật và ở Mỹ rất khác nhau, lần lượt là 3,5% so với 35%).
James DiNicolantonio cũng cho biết thêm rằng xu hướng khuyến cáo đi 10.000 bước mỗi ngày để tốt cho sức khỏe thực ra bắt nguồn ở Nhật Bản.
Tóm lại, theo nhà nghiên cứu James DiNicolantonio: "Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ cách giữ sức khỏe của người Nhật, và nó được rút ngắn lại trong hai cụm từ: "ăn những đồ ăn thực sự tốt" và "tập thể dục".
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.