Chị em hay mặc váy để ý, 'quái vật trứng' hoành hành có thể gây viêm da, mù mắt

Một mùa nhãn vải sắp về và gia đình bạn có nguy cơ bị viêm da bởi loại "quái vật" này. Đừng chủ quan bởi dịch tiết của loại côn trùng này có thể gây nguy hiểm cực kì.

Trứng bọ xít bám vào quần áo, nở thành bọ xít non chỉ sau vài ngày

Mới đây, trên mạng xã hội đang lan truyền chóng mặt hình ảnh của một tổ trứng bọ xít cũng như những con bọ xít non tiết dịch gây viêm da khiến ai nhìn thấy cũng không khỏi sợ hãi. Chủ một tài khoản facebook chia sẻ nhìn thấy những hình ảnh này khi rút quần áo về nhà.

Ban đầu, cô không để ý, cứ mặc bình thường vào người, đồ mặc lại là váy hoa nên trứng bọ xít càng có thể tàng hình dễ dàng. Ngồi một lúc thì thấy cộm cộm, cô liền vạch ra xem thì thấy cả ổ trứng bọ xít bên trong váy.

Hình ảnh của một tổ trứng bọ xít trên quần áo khiến ai nhìn thấy cũng không khỏi sợ hãi. (Ảnh: FB L.L)

Hình ảnh của một tổ trứng bọ xít trên quần áo khiến ai nhìn thấy cũng không khỏi sợ hãi. (Ảnh: FB L.L)

Những hạt trứng nhỏ này rất nguy hiểm, đó là lý do ai cũng phải hết sức cẩn thận khi rút quần áo. Đây là trứng của loài bọ xít hại nhãn rất phổ biến ở Việt Nam. Loại bọ xít này thường hay đậu vào quần áo phơi ngoài sân, nơi gần cây cối và đẻ nhiều trứng thành cụm dính chặt lên đó.

Trứng bọ xít nở thành con non. (Ảnh: FB L.L)

Trứng bọ xít nở thành con non. (Ảnh: FB L.L)

Trứng bọ xít khi chưa nở sẽ không gây hại đến con người. Nhưng chỉ vài ngày sau, nếu không kịp thời phát hiện và gỡ bỏ những đám trứng đi, bọ xít con sẽ nở ra rất nhiều. Chỉ cần vô tình chạm vào những con bọ xít non này, chất dịch màu vàng nhạt chứa axit của chúng tiết ra sẽ khiến bạn bị rát, rộp da, để dính vào mắt có thể gây mù mắt nếu không kịp thời được rửa sạch.

Bọ xít tiết ra chất dịch cực độc khi sợ hãi, có thể gây viêm da, mù mắt, dễ bị nhầm lẫn với bênh zona

BS Nguyễn Thành (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, vào thời điểm như hiện nay, rất nhiều người thường bị viêm da do tiếp xúc chất kích ứng từ côn trùng, trong đó phải kể đến bọ xít. Mùa vải nhãn sắp về và lại thêm một lần nữa, chúng ta phải cẩn trọng với loài côn trùng mang tên bọ xít.

Mùa vải nhãn sắp về và lại thêm một lần nữa, chúng ta phải cẩn trọng với loài côn trùng mang tên bọ xít.

Mùa vải nhãn sắp về và lại thêm một lần nữa, chúng ta phải cẩn trọng với loài côn trùng mang tên bọ xít.

"Điều đáng lo ngại là cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều nhầm lẫn bệnh này với bệnh zona (thường gọi là giời leo), trong khi việc điều trị 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau. Khi điều trị sai cách có thể gây biến chứng nặng nề trên da", BS Nguyễn Thành cảnh báo. Thông thường viêm da do bọ xít chỉ mất vài ngày chữa khỏi nhưng do điều trị sai cách, nhầm tưởng là zona thì có thể mất đến vài tháng với biến chứng nặng nề, có khả năng để lại sẹo xấu, vết thâm khó mất.

Theo chuyên gia, trứng bọ xít sau khi nở thành những con bọ xít non sẽ phân bố nhiều nơi, không chỉ riêng quần áo mà còn khăn mặt, khăn tắm… Khi chạm vào, chúng sẽ sợ hãi, tiết ra chất dịch gây viêm da, bỏng da, hại mắt khi tiếp xúc dù không chủ động tấn công. Khi giặt khăn, giặt quần áo, bọ xít có thể chết nhưng chất dịch của chúng sẽ vô tình bám khắp quần áo, khăn lau, dẫn đến kích ứng da toàn bộ cơ thể.

Trứng bọ xít sau khi nở thành những con bọ xít non sẽ phân bố nhiều nơi, không chỉ riêng quần áo mà còn khăn mặt, khăn tắm… gây viêm da khi tiếp xúc.

Trứng bọ xít sau khi nở thành những con bọ xít non sẽ phân bố nhiều nơi, không chỉ riêng quần áo mà còn khăn mặt, khăn tắm… gây viêm da khi tiếp xúc.

Triệu chứng thường gặp của viêm da do chất dịch từ bọ xít là bề mặt da đỏ, rát, có triệu chứng phù nề, bọng nước nhỏ nằm rải rác ở trung tâm vùng da đỏ, da đỏ thành vệt dài có khi xuất hiện ở tay, chân nhưng cũng có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nếu bọ xít bò sâu vào quần áo.

BS Nguyễn Thành khẳng định, côn trùng có nhiều loại, có loại có độc và có loại không có độc nhưng bọ xít được liệt kê vào danh sách những loại côn trùng nguy hiểm nhất ở nước ta. Những năm trước, việc phát hiện ra loài bọ xít hút máu người được dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo những nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, bọ xít hút máu người có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh chaga. Mắc căn bệnh nguy hiểm này, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và mất khả năng miễn dịch. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.

Bọ xít được liệt kê vào danh sách những loại côn trùng nguy hiểm nhất ở nước ta.

Bọ xít được liệt kê vào danh sách những loại côn trùng nguy hiểm nhất ở nước ta.

Chuyên gia khuyên, vào mùa này, sau khi rút quần áo phơi khô về cần cẩn trọng xem xét mặt trong, mặt ngoài của từng chiếc quần, áo, khăn… để phát hiện và loại bỏ kịp thời trứng bọ xít. Nếu thấy bọ xít, tuyệt đối không đập chết côn trùng bằng tay mà cần dùng tấm giẻ to, ẩm chụp vào côn trùng, sau đó lấy một tấm giẻ ướt khác lau hết chất dịch còn sót lại.

Nếu chẳng may bị bệnh do tiếp xúc dịch bọ xít, để tránh lây lan bệnh ra vùng da khác, người bệnh không nên sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác. Vì khi đó, chất độc từ côn trùng ở phần da viêm nhiễm sẽ bám vào phần da mới tiếp xúc và gây bệnh. Nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước xối mạnh, có thể rửa bằng xà phòng tính kiềm. Nên đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị, tránh vết thâm, sẹo để lại.

Nếu chẳng may bị bệnh do tiếp xúc dịch bọ xít, để tránh lây lan bệnh ra vùng da khác, người bệnh không nên sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác.

Nếu chẳng may bị bệnh do tiếp xúc dịch bọ xít, để tránh lây lan bệnh ra vùng da khác, người bệnh không nên sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác.

Trong trường hợp chất dịch bọ xít tính vào mắt gây bỏng rát, không được tự ý day dụi mắt vì sẽ khiến niêm mạc thêm xước, thêm đau. Nên nhỏ nước muối sinh lý nhiều lần và dùng khăn sạch để thấm cho sạch dịch. Nếu mắt có hiện tượng mờ đi, sưng đỏ hay xung huyết cần đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để khám chữa kịp thời, tránh biến chứng gây ảnh hưởng thị lực.

 

Theo helino.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang