Ngày hôm qua, 24/10, một FB có tên T.V đã đăng tâm sự giấu kín của mình trong một group “tám” của hội chị em. Đoạn chia sẻ có nội dung như sau: “Mấy chị cho em xin ý kiến với ạ? Chồng tương lai của em bảo nếu cưới về anh ấy sẽ là người giữ tiền chi tiêu, khi nào em đi chợ hay cần gì anh ấy sẽ đưa. Em cũng không phải đứa đua đòi hay không biết chi tiêu. Tự nhiên em suy nghĩ lại về ý định tiến tới hôn nhân của mình, anh ấy lấy lí do rằng anh ấy quản lí tài chính tốt hơn nên anh ấy sẽ giữ tiền. Bọn em từng đi du lịch với nhau rồi, là tiền cả 2 góp lại và lúc đi thì cũng là anh ấy giữ và chi cho suốt hành trình.”
Từ xưa đến nay, chồng kiếm tiền, vợ giữ tiền chi tiêu là luật bất thành văn của nhiều gia đình. Thế nên, khi có anh chàng nào đó muốn “tranh quyền” với vợ, thì hội chị em chắc chắn sẽ không thể nhắm mắt “vuốt màn hình” mà cho qua được.
Lướt qua một vòng các comment, chủ đề này hóa ra lại nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều nhau. Người thì bảo chồng giữ tiền được, người nằng nặc bảo không. Cũng có chị em khuyên cô gái trên nên tế nhị.
FB M.M.C bình luận: “Cứ để cho ông ấy giữ. Không vấn đề. Ghi lại tất cả các khoản phải chi 1 cách rõ ràg và bắt ông ấy kí nhận từng ngày. Từ cái giấy vệ sinh đến cái bông ngoáy tay, cái tăm phải ghi bằng đủ. Dần dần những thứ nhỏ nhỏ đó phải bắt ông ấy tự chi tự trả luôn. Mình chỉ việc ghi order. Nhẹ váy.”
Nược lại với suy nghĩ trên, nhiều mẹ nhất nhất giữ quan điểm, phụ nữ là tay hòm chìa khóa của gia đình mới chuẩn. Các chị em cũng đưa ra 1 số lý do không thể giao hết kinh tế cho chồng quản lý như sau:
Thứ nhất, phụ nữ thường lo việc chợ búa, cơm nước trong nhà. Chẳng lẽ thân là đàn ông mà lại chạy ra chợ mặc cả từng đồng rau mớ thịt. Nên ở khoản này, phụ nữ giữ tiền là hợp lý nhất.
Thứ hai, tính đàn ông thường rất sĩ diện. Nếu cho họ giữ tiền thì họ có thể vung tay vào các khoản ăn uống, đàn đúm với bạn bè, quà cáp, ngoại giao. Vừa lãng phí mà đôi khi không hợp lý nữa. Còn nếu họ khéo ăn, khéo co, khéo vén thì có khi phải xem lại “giới tính” thật.
Thứ ba, đàn ông để tiền rủng rỉnh trong ví, chi tiêu phóng khoáng, dễ bị gái dụ. Rồi gia đình tan nát. Trong trường xấu nhất thì phụ nữ cũng chẳng có gì để phòng thân cả, vì tiền đưa chồng giữ hết sạch rồi.
Thứ tư, các cụ đã dạy "chồng là cái giỏ, vợ là cái hom", “của chồng công vợ”, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”…Các câu này đều đúc kết từ thực tiễn bao nhiêu đời nay chứ không phải tự phụ nữ nghĩ ra. Cho nên để vợ làm tay hòm chìa khóa là chuẩn nhất.
FB N.T: “Quyết không đưa bạn nhé. Bạn nộp vào rồi đến lúc đi đâu, làm gì đến tiền cũng phải ngửa tay xin bạn ạ. Như vậy thành ra tiền của mình mà vẫn phải đi xin. Còn chưa kể nếu vợ chồng không ở được với nhau thì cái kiểu như ông này thì bạn chỉ trắng tay thôi.”
FB N.N.H bình luận: “Mình cũng đã từng bị chồng quản lý kinh tế. Không ổn đâu bạn ạ. Con ốm con đau, có việc cần tiêu thì chồng đi vắng, việc đột xuất cấp bách như con cấp cứu ở viện mà chồng thì đi công tác, thử hỏi lúc í bạn xoay sao? Là phụ nữ, mình nên giữ tiền, tay hòm chìa khóa. Không giữ được thì tiền anh anh tiêu, tiền tôi tôi xài, chả phụ thuộc ai.”
FB L.Y nêu quan điểm: “Nếu anh ấy giữ quản lý tiền cũng được mà em, sẵn tiện anh ấy đi chợ cơm nước luôn, chỉ có em đẻ dùm thôi. Nhắm được thì cưới. Không thì phắn nhanh đi em, lấy về ức chế lắm khi mà mình đẻ đái không làm ra tiền phải ngửa tay " anh cho e tiền mua băng vệ sinh, “anh cho e tiền đi mua quần lót" rồi sẽ điệp khúc nuôi mẹ con.... thôi không hạnh phúc đâu nhé.”
Một số mẹ ở phe trung lập hơn thì cho rằng, tiền chi tiêu gia đình ai giữ chẳng được, nhưng để phụ nữ giữ tiền thì chắc hơn. Vì phụ nữ có thể “có đồng nào xào đồng đó".
Đã là vợ chồng thì phải tin tưởng nhau nhưng là phụ nữ thì mình nên "khéo" 1 tí, đôi khi cũng phải tích lũy của riêng mình để sau này đề phòng may rủi về sau. Ban đầu có thể cho chồng giữ nhưng về lâu về dài thì tốt nhất phụ nữ nên dành quyền quản lý tài chính. Vợ giữ tiền mới quản lý được chồng.
Ảnh minh họa
FB D.L: “Tiền ai người nấy giữ, tới tháng tiền điện nước, tiền nhà thì cứ góp phần, đưa chồng đi đóng. Nhà em thì chị dâu làm thế và em cũng thế. Phần còn lại giữ cho bản thân, thích tiêu gì tiêu. Với phải để chồng có khoản giữ riêng thì tới lễ tết mới có quà lớn.”
Một số mẹ cũng bày tỏ quan điểm, là người phụ nữ thông minh, trước khi muốn quản lý tiền bạc của chồng, các nàng hãy học cách quản lý tình cảm, cảm xúc của chàng trước đã. Như vậy mới tạo dựng được nền tảng hạnh phúc cho cuộc sống hôn nhân sau này.
Khi bạn nữ lên group tâm sự như vậy có nghĩa là bạn chưa tin tưởng vào cách chi tiêu của mình. Hãy nên trau dồi thêm phần này, nói rõ với chồng sắp cưới quan điểm của bạn và tốt nhất nếu chồng giữ tài chính thì bạn cũng không nên đưa hết lương cho chồng. Để một ít mà phòng thân.
Chưa biết thực hư câu chuyện này như thế nào, nhưng hiện tại chủ đề vẫn nhận được nhiều comment góp ý từ hội chị em.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.