"Chỉ mặt" những kênh YouTube triệu view có nội dung độc hại, phụ huynh tuyệt đối đừng để con xem: Kênh từng bị VTV réo tên, gắn mác nhảm nhí và bạo lực!

Bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực..., 2 trong số những kênh YouTube này đã bị Bộ TT&TT công bố rộng rãi và đề nghị Google gỡ bỏ.

Hậu Cáo TV

Kênh YouTube "Hậu Cáo TV" từng bị Bộ TT&TT gắn mác nội dung nhảm nhí và đề nghị Google xem xét tắt tính năng kiếm tiền. VTV và rất nhiều tờ báo cũng đưa tin về vụ việc để cảnh báo mọi người khi lựa chọn kênh YouTube phục vụ nhu cầu học tập, giải trí.

Cụ thể, Hậu Cáo TV đã đăng tải không ít các video hành hạ động vật, máu me, ngôn từ kích động gây phản cảm. Điển hình phải kể tới clip cho đại bàng mổ gà đến chết, để cú mèo đánh nhau với chó, vặt lông chim cút đang sống rồi bôi ớt vào... 

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 4.

Kênh Hậu Cáo có nội dung phản cảm, khiến dân tình phẫn nộ đòi report.

Thậm chí, chủ kênh này còn trơ trẽn tỏ ra mình cao thượng, lượm chú mèo bị xe cán về chôn cất, thờ cúng. Thế nhưng, sau đó Hậu Cáo than đói rồi đào xác mèo con lên, ném vào đống lửa nướng đến đen xì. Ăn không được, Hậu Cáo xé bé mèo ra cho chó ăn!!!

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 5.

Tỏ ra tử tế là lượm bé mèo bị xe cán về chôn cất, nhưng Hậu Cáo lại kêu đói và ném xác mèo con vào đống lửa.

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 6.

Hình ảnh cắt từ clip của Hậu Cáo gây phẫn nộ. (Ảnh: Hanoi Pet Adoption)

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 7.

Không ăn được thịt mèo cháy đen, Hậu Cáo ném cho chó ăn! (Ảnh: Hanoi Pet Adoption)

Ngoài những nội dung hành hạ động vật (trong đó có cả động vật hoang dã và động vật quý hiếm), Hậu Cáo còn đăng tải những nội dung không lành mạnh. Ví dụ như: Phá xe hơi tiền tỷ làm bể bơi, rủ vợ sắp cưới ngoại tình, nát rượu ở nhà vợ...

Rất nhiều các group, fanpage lớn nhỏ đã đồng loạt kêu gọi report kênh YouTube của Hậu Cáo vì nội dung quá phản cảm. Tuy nhiên, tới giờ kênh này vẫn tiếp tục tăng số lượng người theo dõi. Tính tới thời điểm hiện tại, Kênh YouTube Hậu Cáo TV có hơn 1,82 triệu người đăng ký. Mỗi video có từ vài chục cho tới vài trăm nghìn lượt xem. 

Ca Cường TiVi

Có rất nhiều kênh YouTube có nội dung hành hạ động vật, máu me, phản cảm tương tự như Hậu Cáo TV. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa săn bắt, hái lượm, bẫy thú rừng, chim rừng... trên Google hoặc YouTube sẽ có hàng ngàn kết quả trả về nhanh chóng. Những clip này tường thuật chi tiết, chân thực cảnh săn bắt, chế biến và thưởng thức thịt động vật.

 
 

Những clip săn bắt, làm thịt, chế biến và thưởng thức thịt động vật không hiếm trên YouTube. Những cách ăn kinh dị như thịt sống, cá sống... cũng không thiếu.

Một trong số đó phải kể tới kênh Youtube Ca Cường TiVi. Đây hiện là kênh đã đăng tải hàng chục video liên quan tới bắt rắn, trong đó có rất nhiều loài rắn cực độc thuộc nhóm động vật quý hiếm cần bảo vệ như hổ mang, cạp nong, cạp nia...

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 9.

Ca Cường TiVi là một trong những kênh YouTube chia sẻ nhiều về cách đặt bẫy, săn bắt động vật hoang dã trong rừng. (Ảnh chụp màn hình)

Kênh Youtube Ca Cường TV hiện có 100 nghìn lượt đăng ký. Các video săn bắt, đánh bẫy động vật hoang dã thu hút hàng chục nghìn lượt xem. 

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 10.

Cách chế biến rùa nguyên con cũng gây nên nhiều ý kiến trái chiều. (Ảnh chụp màn hình)

Ngoài ra, có rất nhiều kênh YouTube thường chia sẻ về những trải nghiệm hoang dã, săn thú, bẫy chim, mò cá... như: Vi Tuấn TV, Tây Nguyên hoang dã, Vlog TRI RAN, Trải nghiệm hoang dã, Nhịp sống thường ngày... Nội dung hầu hết đều mang tính bạo lực, máu me và kinh dị. Đặc biệt, những kênh YouTube này không giới hạn độ tuổi, nên nếu trẻ xem có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý các bé.

A Hy TV

Một kênh YouTube khác không máu me, bạo lực nhưng cũng vô cùng độc hại phải kể tới là A Hy TV. Kênh này sở hữu tới 870 nghìn lượt đăng ký nhưng "tạo nét" bằng những tình tiết dung tục, phản cảm, hình ảnh hở hang...

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 11.

(Ảnh chụp màn hình)

Cụ thể, nhân vật chính trong các clip của A Hy TV là anh Tộc - 1 người dân tộc thiểu số. Nội dung của mỗi tập sẽ xoay quanh các tình huống dở khóc dở cười của nhân vật này. Tuy nhiên, hầu hết đều là làm lố, sai lệch đi bản sắc dân tộc thiểu số.

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 12.

Trong các clip của A Hy TV, nhiều lần xuất hiện các hình ảnh nhạy cảm như thế này. (Ảnh cắt từ clip)

Không chỉ thế, rất nhiều clip truyền bá những tư tưởng, nội dung thiếu lành mạnh. Phải kể tới video Anh Tộc đi buôn hoa gặp cô chủ dễ tính. Lợi dụng lúc cô bị té ngã, nam chính đã bám chặt vào ngực cô, cố tình kéo dài thời gian bằng những câu thoại sáo rỗng.

Hay đoạn clip "Đi đánh lợn giống, gặp cô chủ xinh xắn", nhân vật chính lợi dụng việc miêu tả cách nhận biết lợn đã lấy giống thành công để... chạm vào vòng 3 của chủ nhà. Bên cạnh đó, những lời thoại có phần dung tục cũng là điều khiến nhiều người ngán ngẩm.

Loạt kênh YouTube triệu view mà nội dung độc hại: 2 trong số đó từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 13.

(Ảnh cắt từ clip)

Ngoài ra, các video khác cũng lồng ghép những hành động phản cảm như: đòi ngoại tình với vợ bạn, "thịt luộc" vợ bạn, sờ đùi phụ nữ, đi khám vùng kín… Đặc biệt, tiêu đề video của kênh này hầu hết giật tít, cố tình sử dụng những từ ngữ nhạy cảm hoặc gây hiểu lầm. 

Các kênh YouTube của "giang hồ mạng"

Trước khi Khá Bảnh bị bắt và khóa tài khoản YouTube, đây là một kênh khá nổi tiếng với giới trẻ. Thậm chí, không ít những câu nói của "giang hồ mạng" này cũng thành trend và được dân tình thi nhau chế.

Loạt kênh YouTube nội dung độc hại phụ huynh cần lưu ý: Có cả kênh từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 11.

Trước khi bị bắt, Khá Bảnh từng là "giang hồ mạng" nổi đình nổi đám.

Nhưng rõ ràng, những kênh YouTube cổ xúy bạo lực này như nấm mọc sau mưa. Dù Khá Bảnh tạm dừng bước trên đường đua views, subcribes xong không ít đàn anh, đàn em vẫn tiếp bước. Hàng loạt kênh YouTube của giang hồ mạng phải kể tới như Ngọc "Rambo", Phú Lê, Huấn Hoa Hồng, Dương Minh Tuyền... đã chiếm sóng mạng xã hội.

Loạt kênh YouTube nội dung độc hại phụ huynh cần lưu ý: Có cả kênh từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 12.

Những đoạn clip bạo lực thế này xuất hiện tràn lan thời gian gần đây.

Mặc dù nội dung của các clip này xây dựng hình ảnh nhân vật chính hào hiệp, trượng nghĩa, song luôn lồng ghép, đan xen những tình tiết không phù hợp thuần phong mỹ tục hoặc vi phạm pháp luật. Ví dụ như dạy đàn em cách ăn chơi, dạy đời, giao lưu giang hồ... Thậm chí "giang hồ mạng" Ngọc Rambo từng bị Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định tạm giữ hình sự để làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật. 

Loạt kênh YouTube nội dung độc hại phụ huynh cần lưu ý: Có cả kênh từng lên sóng VTV, bị gắn mác nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực! - Ảnh 13.

Ngọc Rambo quay tường tận vụ việc mình tra khảo nghi phạm lấy trộm laptop và đăng lên YouTube.

Đầu đuôi sự việc là Ngọc nhận được thông tin người quen bị mất laptop. Đàn anh này nghi ngờ 1 người tên Nguyễn Trường A. là thủ phạm. Nổi máu nghĩa hiệp, Ngọc Rambo đã cùng đàn em bắt Nguyễn Trường A. về tra khảo. Toàn bộ quá trình này được "giang hồ mạng" này quay và đăng lên YouTube. Rõ ràng, với những nội dung như thế này rất dễ gây tác động tâm lý tới giới trẻ. 


Hiện nay, có rất nhiều kênh YouTube có nội dung vô bổ, nhảm nhí thậm chí thiếu lành mạnh và độc hại gây ảnh hưởng tới nhận thức của giới trẻ. Ngoài một số kênh YouTube kể trên, không ít video do các kênh mới lập xuất hiện tràn lan với nội dung câu view, gợi sự tò mò như: 1 ngày làm chó, ăn mì trong bồn cầu, thử đi học mẫu giáo, thử thách ăn phân...

Do đó, các phụ huynh cần giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng mạng cụ thể là xem video trên YouTube của con trẻ để tránh bị ảnh hưởng từ các nội dung thiếu lành mạnh.

 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang