Chính quan điểm dạy dỗ đầy sai lầm này của bố mẹ khiến con học giỏi đến mấy cũng khó bứt phá thành người giàu

Rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải sai lầm dạy dỗ cực kỳ phổ biến này. Đây chính là tư tưởng gián tiếp khiến con bạn không có chí tiến thủ và không thể giàu có trong tương lai.

T. Harv Eker (SN 1954) là một doanh nhân, diễn giả nổi tiếng người Canada. Ông là nhà sáng lập, kiêm giám đốc công ty Peak Potentials Training - Công ty về phát triển con người thành công nhất ở Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, Eker cũng chính là tác giả của cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú (Secrets of the millionaire Mind), từng được tái bản nhiều lần tại Việt Nam.

Theo doanh nhân này, tất cả mọi người đều có năng lực trở thành kiểu người mà bản thân mong muốn. Bất kỳ ai cũng có thể trở nên giàu có. Thế nhưng thực tế chỉ 20% trong số dân cư toàn cầu là người giàu. Lý giải điều này, Eker cho biết, đó là do nhiều người bị giới hạn bởi suy nghĩ của bản thân. Họ chưa từng có mục tiêu làm giàu và đôi khi "coi thường" đồng tiền.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều từng nghe qua những câu nói như: "Tiền không phải là tất cả", "Đồng tiền khiến con người tham lam", "Càng giàu càng tham", "Món đồ này quá đắt, chúng ta không thể mua nổi",…

Chính quan điểm dạy dỗ đầy sai lầm này của bố mẹ khiến con học giỏi đến mấy cũng khó lòng bứt phá thành người giàu - Ảnh 2.

Còn rất nhiều câu tương tự như vậy. Thực tế, một bộ phận xã hội luôn bày tỏ thái độ tiêu cực với tiền bạc và người giàu. Thái độ đó được họ truyền cho con em mình và những người xung quanh. Chính điều này khiến họ không bao giờ có thể bước chân vào thế giới của người giàu có.

Bởi một khi bạn luôn khẳng định mình không hề hứng thú với sự giàu có thì sự giàu có tự nhiên cũng sẽ "loại trừ", xa lánh bạn. Nói dễ hiểu hơn thì điều này cũng giống như câu chuyện giữa những đôi trai gái. Một cô gái rất thích một chàng trai nhưng miệng lại luôn tỏ ra kiêu ngạo, lắc đầu tỏ ý không thích. Tất nhiên, chàng trai sẽ không bao giờ tiếp cận với cô gái như vậy!

Bố mẹ thông minh đừng bao giờ nói với con "Tiền không phải là tất cả"

"Tiền có mua được hạnh phúc?", "Tiền có phải chìa khóa vạn năng?"… - Đây đều là những câu hỏi mà chúng ta từng được nghe rất nhiều lần.

Có phải tất cả người giàu đều rất tham lam? Điều này không hề đúng bởi trên thế giới có rất nhiều tỷ phú nổi tiếng tích cực làm từ thiện. Chẳng hạn như Bill Gates, Warren Buffett, Lý Gia Thành, Azim Premji, Christopher Hohn, Carlos Slim,… Mỗi năm họ đều bỏ ra cả triệu USD cho các quỹ từ thiện trong nước và toàn cầu.

Vậy tại sao một bộ phận xã hội lại có thành kiến bài xích và nghĩ xấu về người giàu? Về điều này, T. Harv Eker đã lý giải trong cuốn sách của mình như sau: Nhận thức của con người được hình thành trong cả một giai đoạn giáo dục dài kỳ.

Chính quan điểm dạy dỗ đầy sai lầm này của bố mẹ khiến con học giỏi đến mấy cũng khó bứt phá thành người giàu - Ảnh 3.

Điều đó có nghĩa, nhận thức con người được hình thành bởi môi trường xung quanh. Hầu hết thái độ của một đứa trẻ với thế giới ra sao đều xuất phát từ cha mẹ, trường học và ngoài xã hội. Ở nhiều nước châu Á, cha mẹ thường dạy con với tư tưởng: "Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa". Chính tư tưởng "bài xích" sự giàu có và đầy cam chịu này đã gián tiếp khiến con bạn không có chí hướng phấn đấu cho tương lai.

Hàn Quốc lại là một trường hợp ngoại lệ. Thay vì "bài xích", họ có một quan điểm mới trong cách giáo dục, đó là: "Làm trẻ em giàu có trong tương lai". Theo đó, bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể trở thành người giàu có và hạnh phúc.

Ngày nay, để nuôi dạy một đứa trẻ hoàn hảo, rất nhiều bậc phụ huynh cho con học thêm những môn nghệ thuật như múa, hát,... và trau dồi thêm cả các kỹ năng cảm xúc. Tuy nhiên, khía cạnh giáo dục tài chính vô cùng quan trọng lại ít nhiều bị quên lãng. Việc nuôi dưỡng con giàu có về mặt tinh thần là tốt nhưng cũng đừng bỏ bê khía cạnh giàu có về vật chất.

Giáo dục tài chính cho con cần bắt đầu như nào?

Giống như các hình thức giáo dục khác, giáo dục tài chính cũng rất phức tạp. Bố mẹ trước khi dạy con cần phải tìm hiểu kỹ để có các phương pháp thích hợp, liên kết được các tình huống thực tế trong gia đình với thực trạng xã hội.

Theo T. Harv Eker, giáo dục tài chính cần thực hiện theo từng bước. Ở mỗi độ tuổi, trẻ cần có cách tiếp nhận khác nhau về sự giàu có. Điều đó cũng có nghĩa với mỗi độ tuổi, bố mẹ sẽ dạy con một nội dung trọng tâm khác nhau, cụ thể như sau:

3 tuổi: Nhận biết giá trị của tiền tệ.

5 tuổi: Giúp trẻ hiểu được lao động là được trả bằng tiền đồng thời yêu cầu trẻ giúp đỡ những công việc trong gia đình.

6 tuổi: Cho trẻ học cách đếm số tiền lớn và học cách tiết kiệm tiền.

7 tuổi: Xem tỷ giá và quy đổi với tiền trẻ đang sở hữu.

8 tuổi: Dạy trẻ cách mở tài khoản ngân hàng để tiết kiệm tiền và có thể tiết kiệm tiền cho mình.

9 tuổi: Trẻ có thể tự lên kế hoạch kiếm tiền và mặc cả với người thuê mình.

10 tuổi: Biết cách tiết kiệm tiền và mua những mặt hàng có giá trị cao.

11 tuổi: Học cách đánh giá các quảng cáo thương mại. Tìm được hàng hóa giá rẻ, có chất lượng tốt và hiểu được khái niệm hàng giảm giá.

12 tuổi: Biết trân trọng đồng tiền và luôn có ý thức tiết kiệm.

Sau 12 tuổi: Có thể tham gia đầy đủ các hoạt động thương mại, quản lý tài chính, giao dịch và các hoạt động khác trong xã hội mình đang sống.

Cũng theo T. Harv Eker, bố mẹ cần phải đưa ra cho con những bài học thiết thực để hiểu rõ hơn những khái niệm về tài chính. Chẳng hạn sau khi dạy con cách sử dụng tiền thì bố mẹ có thể dạy luôn con cách kiếm tiền.

Đừng bao giờ dạy con tiết kiệm tiền bằng mọi cách, cũng đừng dạy con tiêu tiền là xấu. Thay vào đó, hãy cho con một không gian để khám phá nhằm tạo ra thói quen tiêu dùng thông minh qua các bài học thực tiễn.

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang