Chọn mua và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ gia đình - Nếu không muốn mất tiền oan

(lamchame.vn) - Với thời tiết nóng bức như hiện nay thì máy điều hòa nhiệt độ dường như là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc chọn mua máy điều hòa như thế nào vừa phù hợp với kinh tế gia đình mà vẫn mang lại hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết?

Chọn công suất máy điều hòa phù hợp với diện tích cần làm mát

Việc chọn công suất máy điều hòa phải dựa vào kết cấu phòng từng gia đình như tường bao (xây tường 10 hay 20), cửa kính, hướng nắng, thông gió và khí hậu của từng khu vực.
Công suất máy được gọi theo công suất điện tiêu thụ của máy nén lạnh với đơn vị tính là sức ngựa (HP), ví dụ như : 1HP~9.000 BTU/h (công suất lạnh), 1.5HP~12.000 BTU/h,...

Với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, có thể chọn công suất máy như sau: 9.000 BTU cho phòng có diện tích < 15 m2; 12.000 BTU cho phòng từ 15 đến 20m2; 18.000 BTU cho phòng từ 20 đến 30m2; 24.000 - 27.000 BTU cho phòng từ 30 < 40m2. Các loại có công suất lớn hơn nữa thì tùy theo tình hình thực tế.

chon-mua-may-dieu-hoa-nhiet-do.jpg

Vị trí lắp đặt điều hòa

Tùy vào kiến trúc nội thất trong phòng mà bạn bố trí dàn lạnh phù hợp. Dàn lạnh phải treo đủ cao (trên 2.5m) để gió lạnh có thể lan tỏa đều trong phòng. Tránh hướng gió thổi trực tiếp vào vị trí ngồi ở phòng khách hoặc giường ngủ vì rất dễ gây khó chịu và cảm lạnh. Quạt thông gió gắn ở tường đối diện để tạo lưu động gió và tránh thất thoát nhiếu hơi lạnh ra ngoài.

Dàn nóng treo ở nơi thông thoáng không trực diện với hướng chiếu mặt trời, vị trí phải dễ ra vào thao tác sửa chữa vệ sinh máy, ống gaz nối từ dàn lạnh ra dàn nóng phải được bọc cách nhiệt tốt chôn âm vào tường và được lắp sẵn trước khi sơn tường hoàn thiện. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh càng gần càng tốt và chênh lệch độ cao không quá 5m để tránh giảm công suất lạnh của máy.

Ống nước xả từ dàn lạnh nên dùng bằng ống nhựa cứng chôn âm vào tường và phải có độ dốc thấp hơn dàn lạnh để thoát nước nhanh và tránh động sương trên ống làm ố tường. Dây điện nguồn đi âm nối từ công tắc bảo vệ đến chờ sẵn tại vị trí lắp đặt dàn lạnh để tiện việc cấp nguồn cho máy.

Những lưu ý khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ

Thường xuyên vệ sinh lưới lọc không khí của dàn lạnh.

Thông thường, 2 đến 3 tuần phải vệ sinh lưới lọc một lần, cách vệ sinh như sau: Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, lưới lọc làm bằng ni lông, không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.

Bảo vệ phiến toả nhiệt của bộ toả lạnh và bộ toả nhiệt.

Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.

Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu chưa đủ 2 phút đã mở máy thì sự cân bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu. Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhảy át tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ.

Về mùa hè sau khi máy bắt đầu hoạt động, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30oC). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30oC) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.

Khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ bạn chú ý nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy. Nên bảo trì vệ sinh máy 4 hoặc 6 tháng một lần để sử dụng được bền và đỡ hao tốn điện năng.

Nguồn: Thành viên diễn đàn Lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang