Lướt qua một vòng tâm sự, hầu hết chị em đều cùng chung ý kiến rằng, tiền mừng tuổi cho bố mẹ chồng không nên quá phô trương đến vài ba triệu đồng mà nên tùy điều kiện từng nhà và tùy tâm của mình.
Nếu chị em nào đã biếu bố mẹ chồng tiền tiêu tết rồi thì đến khi sang canh có thể mừng tuổi ông bà một vài trăm hoặc 1 triệu để lấy may đầu năm. Nếu nhà nào chưa đưa tiền tiêu tết thì có thể mừng mỗi ông bà 1-2 triệu tùy hoàn cảnh.
Tuy nhiên, cũng không nên mừng tuổi 20 ngàn hay 50 ngàn vì suy cho cùng, ông bà cũng đã nhiều tuổi. Nhiều bậc cha mẹ muốn sắm tết còn phải trông chờ vào đồng tiền con cái đưa. Nếu gia đình khá giả thì mừng vài triệu cũng không sao, những gia đình không dư giả thì cũng nên mừng ít nhất 200 ngàn để ông bà có đồng mừng tuổi lại các cháu.
Các diễn đàn đã xôn xao chủ đề mừng tuổi Tết
Bà mẹ bỉm sữa có nickname mecuti bình luận: “Năm nay em là dâu mới, mọi người có kinh nghiệm xem giúp em xem tiêu thế này hợp lý chưa nhá.
- Biếu 2 bên gia đình sắm tết: 4 triệu
- Cho cô em chồng đang đi học: 1 triệu
- Mưng tuổi bố mẹ, ông bà 2 bên: 200k/người=> 6 người= 1 triệu 2
- Tiền mừng tuổi họ hàng: 2 triệu đồng
- Tiền tiêu tết 2 vợ chồng: 3 triệu
Lương vợ chồng em cũng không dư dả lắm, mỗi tháng tổng thu nhập chỉ được 10 triệu thôi.”
Nickname thoyeu2008: “Mình đang tính gửi ông bà 10 triệu sắm tết còn mừng tuổi thì 500 ngàn thôi. Khoản này là nặng nhất tết đấy, hihi.”
Fb L.U bình luận: “Mình cũng lăn tăn khoản này quá. Năm ngoái: mua quà cho nhà chồng hết 2 triệu, mừng tuổi 1triệu, gửi sắm tết 2 triệu, mình sắm thêm 1triệu. Tổng: 6 triệu. Cộng các khoản khác chi phí cho tết cũng gấn 20 triệu nên năm nay muốn cắt giảm bớt mà chẳng biết cắt giảm sao cho hợp lý.”
Fb H.K buồn bã tâm sự: “Năm ngoái em cũng là dâu mới, lấy chồng năm 29 tuổi nên về kinh tế em khá ổn rồi. Lương mỗi tháng của riêng em cũng khoảng 20-25 triệu. Nhưng chồng em lương chỉ 5-7 triệu thôi. Trước khi về tết, em đã chuyển khoản cho mẹ chồng 5 triệu sắm tết thay hai vợ chồng. Đến sang canh, em mừng bố mẹ chồng và ông bà nội của chồng mỗi người 500 ngàn, các cháu gần thì 100 ngàn/đứa, hàng xóm xung quanh thì 20 ngàn thôi. Thế mà sau tết có người mách em là mẹ chồng không vui khi được mừng có 500 ngàn. Nói em lương cao thế mừng được có 500 ngàn chẳng bằng con em dâu lương 5 triệu nó cũng mừng được từng ấy rồi.”
Fb Q.L tính toán như sau: “Tối qua, vợ chồng em có ngồi tính sơ qua chi phí ngày tết. Em dự định biếu bố mẹ chồng 1 triệu, mua tặng 1 cái máy giặt 4 triệu, đến mùng 1 thì mừng tuổi mỗi người 200 ngàn nhưng chồng em lại bảo nếu đã mua máy giặt rồi thì thôi không cần biếu tiền nữa. Em cứ lo không biếu tiền các cụ lại nghĩ ngợi. Với cả em cũng định đi mua tặng bố mẹ chồng em mỗi người một cái áo len. Nhưng sáng nay ngồi tính lại mới thấy tủi thân cho mẹ đẻ em quá vì em cũng chỉ dự định biếu mẹ có 1 triệu mà còn chẳng mua được thêm gì.”
Fb V.M: “Mình không nên câu nệ đâu chị em. Sức mình đến đâu thì lo đến đó. Năm đầu: mình biếu tiền 2 triệu và mua thêm bánh mứt kẹo ăn Tết. Năm sau: mua cho ông bà điều hòa thì chỉ mừng tuổi nữa thôi. Nói chung tâm lý dâu mới là muốn thể hiện với nhà chồng chút. Nhưng nên nghĩ cho sau này, lúc mình không có điều kiện nữa (có con nhỏ hay vay mượn để lo nhà cửa) thì cũng không bị khó xử. Đặc biệt, bàn thật cụ thể với chồng để nội ngoại bằng nhau, không được hơn kém. Để chồng thấy mình biết lo cho nhà chồng, thì chồng cũngphải có trách nhiệm với nhà vợ.”
Nhưng cuối cùng, chuyện mừng bố mẹ chồng bao nhiêu cũng phải xuất phát từ cái tâm của hai bên, không nên đặt nặng vấn đề vật chất để người mừng và người được mừng đều vui vẻ. Ngoài ra, cũng nên chú ý cân đối với vấn đề tài chính, làm sao để vừa mừng tuổi được ông bà trọn vẹn vừa đủ tiền tiêu tết là ổn.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.