Hiện nay, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus Delta (xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ) đã lây lan nhanh chóng ở khoảng 100 quốc gia trên toàn thế giới và đang không ngừng bành trướng rộng rãi với số ca mắc tăng cao.
Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao virus Delta lại lây lan mạnh như vậy, có cách nào để đối phó với chúng hiệu quả hơn hay không?
Sau đây là đánh giá của chuyên gia Phùng Tử Kiến (Feng Zijian) đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc – người theo sát diễn biến dịch Covid-19 và tư vấn thực hiện chiến dịch phòng chống dịch Covid-19 Trung Quốc.
Theo ông Phùng Tử Kiến, sự lây lan và diễn biến phức tạp của virus Delta trên toàn thế giới có thể nhìn nhận và đánh giá ở lý do sau đây.
1, Virus Delta có sự lây lan ngày càng mạnh hơn
Ông Phùng Tử Kiến từng phát biểu tại một cuộc họp báo về diễn biến dịch Covid-19 của Quốc vụ viện Trung Quốc rằng, qua theo dõi và nghiên cứu các đợt bùng phát dịch ở các địa phương tại Trung Quốc, virus Delta lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ có tính lây nhiễm cao và khả năng lây truyền mạnh mẽ.
Trong khi đó, virus Delta có một đặc điểm rất lớn là là gian ủ bệnh và thời gian lây nhiễm diễn ra rất ngắn, thậm chí virus này đã lây lan trong 5 hoặc 6 thế hệ chỉ trong 10 ngày, và tốc độ lây lan của virus cũng đang tăng rất nhanh.
2. Tải lượng virus cao
Theo Tiến sĩ Bác sĩ Quản Hướng Đông, một chuyên gia từ Nhóm nghiên cứu toàn diện về cơ chế phòng ngừa và kiểm soát chung về Covid-19 của Quốc vụ viện Trung Quốc và là giám đốc Khoa Y tế chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Số 1 Đại Học Trung Sơn (TQ) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CCTV News rằng các bệnh nhân trong vụ dịch ở Quảng Châu đã bị chuyển biến xấu, bệnh nặng trầm trọng hơn và số lượng bệnh nhân tăng cao hơn so với các đợt dịch trước.
Không chỉ tỷ lệ các ca nặng và nguy kịch cao hơn trước và thời gian chuyển sang ca nặng và nguy kịch cũng sớm hơn. Giá trị CT của bệnh nhân rất thấp, khi giá trị CT càng thấp thì tải lượng virus trong cơ thể càng cao và thời gian để bệnh nhân chuyển sang âm tính với acid nucleic càng lâu.
3. Vắc xin vẫn có tác dụng bảo vệ
Theo ông Phùng Tử Kiến, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết, các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng loại virus đột biến này có thể có một hiện tượng thoát miễn dịch nào đó.
Tuy nhiên, một số loại vắc xin hiện có vẫn có tác dụng miễn dịch đáng kể chống lại loại virus đột biến này.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí The Lancet cho thấy hiệu giá của các kháng thể trung hòa chống lại virus Delta trong cơ thể con người đã giảm sau khi được chủng ngừa bằng vắc xin Covid-19.
Tuy nhiên, các chuyên gia ở nhiều nước cho rằng việc tiêm vắc xin hiện nay vẫn còn hiệu quả, ít nhất có thể ngăn ngừa các ca bệnh nặng và giảm thiểu nguy cơ tử vong sau khi bị nhiễm.
*Theo SMZDM
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/chuyen-gia-tiet-lo-nguyen-nhan-khien-virus-delta-bung-phat-10-ngay-de-ra-5-6-vong-lay-161210907143111257.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.