Chuyên gia về não trẻ em: 3 chữ T cần làm để con thông minh và gắn kết hơn với cha mẹ

Nếu không biết tới chiến lược 3 chữ T này, cha mẹ có thể bỏ lỡ những cơ hội vàng tăng cường trí thông minh của trẻ cũng như sự gắn kết với con cái.

Nhiều người trong số chúng ta đã biết rằng, giai đoạn đầu đời là thời kỳ bộ não con người có sự phát triển cực kỳ nhanh chóng. Nói 1 cách khác, 90% sự phát triển bộ não của trẻ em xảy ra trước khi chúng lên 5 tuổi, và trong đó, một phần rất lớn trong giai đoạn này phụ thuộc vào môi trường ngôn ngữ mà trẻ được đặt vào.

Do đó, các hoạt động tương tác 2 chiều thường xuyên và chất lượng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển về mặt xã hội cũng như của bộ não của trẻ. Việc nuôi dưỡng những hoạt động như trò chuyện, mỉm cười, chỉ trỏ, trả lời, hát, tường thật... sẽ giúp trẻ hình thành 2 kiểu kỹ năng thiết yếu là KỸ NĂNG NHẬN THỨC (ví dụ như việc đọc, ghi nhớ, ngôn ngữ) và KỸ NĂNG PHI NHẬN THỨC (còn gọi là KỸ NĂNG MỀM) (ví dụ như sự gan góc hay khả năng phục hồi nhanh).

Chuyên gia về não trẻ em: 3 chữ T cần làm để con thông minh và gắn kết hơn với cha mẹ - Ảnh 1.

Tiến sĩ Dana Suskind, chuyên gia về phẫu thuật và nhi khoa Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Dana Suskind là một giáo sư chuyên về phẫu thuật và nhi khoa, hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago của Mỹ. Bà là người sáng lập và là đồng giám đốc Trung tâm TMW về Giáo dục sớm và Y tế Công cộng tại Đại học Chicago. Bà cũng là tác giả của cuốn sách Parent Nation: Unlocking Every Child’s Potential, Fulfilling Society’s Promise (Tạm dịch: Vương quốc của bố mẹ: Khám phá tiềm năng mỗi đứa trẻ, Hoàn thành lời hứa với xã hội).

Tiến sĩ Dana cho biết, là một chuyên gia phẫu thuật trẻ em, từng nghiên cứu rất nhiều về sự phát triển não bộ trẻ em, bà đã nhận ra rằng có rất nhiều bậc phụ huynh không làm đủ những điều cần làm. Chính vì thế, tiến sĩ Dana đã dành hầu hết sự nghiệp của mình vào việc phát triển các chương trình dựa trên bằng chứng để giúp các bậc cha mẹ tạo ra 1 môi trường ngôn ngữ hiệu quả cho con cái họ.

Trong các chương trình nghiên cứu của tiến sĩ Dana cùng đồng nghiệp là chiến lược 3T (tiếng Anh có tên gọi là Tune in, Talk more, Take turns) và được dịch ra tương ứng là THẤU HIỂU, TRÒ CHUYỆN NHIỀU HƠN & THAY PHIÊN).

Cụ thể chiến lược 3T này là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bước 1: THẤU HIỂU

Sự thấu hiểu sẽ khuyến khích cha mẹ nỗ lực để nhận ra con mình đang tập trung vào điều gì, và sau đó nói về điều đó với chúng.

Chuyên gia về não trẻ em: 3 chữ T cần làm để con thông minh và gắn kết hơn với cha mẹ - Ảnh 2.

Hãy thử tưởng tượng con bạn đang ngồi ở bàn ăn và ăn 1 món gì đó, nhưng bạn lại thấy đứa trẻ cứ nhìn ra ngoài cửa sổ. Lúc này, bạn có thể tiếp nhận hành vi của con và cố gắng thấu hiểu xem con đang nghĩ gì, bằng cách đặt ra 1 câu hỏi về nó, kiểu như: "Con đang nhìn chú chim ngoài cửa sổ à? Màu sắc của nó đẹp thật đấy!".

Hãy chú ý đến những hình ảnh hay âm thanh thu hút đứa trẻ ở hiện tại. Nên nhớ, con bạn đang là những đứa trẻ rất tò mò, chính vì thế, đối tượng sự tập trung của chúng luôn thay đổi. Sứ mệnh của bạn là việc điều chỉnh cuộc nói chuyện hướng vào bất kỳ chủ đề nào đang thu hút chúng nhất.

Bước 2: TRÒ CHUYỆN NHIỀU HƠN

Sau khi bạn đã thấu hiểu được điều mà con bạn đang quan tâm, hãy đi theo sự dẫn dắt này, hãy trò chuyện với con nhiều hơn và sử dụng thứ ngôn ngữ linh hoạt và giàu màu sắc với chúng.

Chuyên gia về não trẻ em: 3 chữ T cần làm để con thông minh và gắn kết hơn với cha mẹ - Ảnh 3.

Việc trò chuyện nhiều hơn sẽ giúp tăng số lượng từ trong não cho cho trẻ và khi mà càng nhiều từ được thêm vào não của bé thì chúng càng tạo ra nhiều kết nối trong não hơn và vốn từ của trẻ cũng trở nên phong phú hơn.

Trở lại ví dụ phía trên của chúng ta, bây giờ bạn đã biết con mình đang chú ý đến chú chim bên ngoài, hãy tiếp tục cuộc trò chuyện bằng cách sử dụng ngôn ngữ đa dạng khuyến khích sự tập trung và tham gia của chúng, ví dụ: "Chúng ta có thể vừa ngắm chú chim này vừa dùng bữa nhé! Hãy xem chú chim sẽ ở lại bao lâu với chúng ta".

Bước 3: THAY PHIÊN

Cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất chính là khi bạn và con có vai trò tương đương. Dù con bạn đang ở tuổi nào thì việc THAY PHIÊN nói hoặc bập bẹ (khi con bạn chưa biết nói), hay chỉ trỏ và ra tín hiệu cũng được tính là 1 hình thức giao tiếp giữa 2 bên.

Chuyên gia về não trẻ em: 3 chữ T cần làm để con thông minh và gắn kết hơn với cha mẹ - Ảnh 4.

Chính vì vậy, hãy tạo ra những cuộc giao tiếp, trao đổi 2 chiều giữa bạn và con thông qua việc đặt câu hỏi để khuyến khích con bạn mô tả thế giới xung quanh chúng hoặc cách chúng cảm nhận về thế giới này ra sao.

Tất nhiên, cũng đừng quên cho chúng biết cách nhìn thế giới cũng như cảm xúc của bạn và khuyến khích sự trao đổi 2 chiều, ví dụ: "Mẹ nhìn thấy những chiếc lông màu xanh da trời, màu nâu và màu xám. Vậy con thì sao? Con nhìn thấy những màu sắc gì của chú chim? Con có thích nó không? Mẹ nghĩ đây là chú chim đẹp nhất mà mẹ từng nhìn thấy".

Những lợi ích của chiến lược 3T

Các nghiên cứu của tiến sĩ Dana cùng đồng nghiệp đã chứng minh chiến lược 3T này rất hiệu quả trong việc nâng cao sự tương tác và trò chuyện của cha mẹ với con cái.

Chuyên gia về não trẻ em: 3 chữ T cần làm để con thông minh và gắn kết hơn với cha mẹ - Ảnh 5.

Tác giả Dana và 1 cuốn sách của cô (Tạm dịch 30 triệu từ: Cách xây dựng bộ não của trẻ)

Ngoài ra, một ưu điểm nữa của chiến lược 3T này cũng nằm ở việc nếu áp dụng thường xuyên và lâu dài, nó sẽ giúp cha mẹ kết nối với con cái khi chúng đến tuổi dậy thì và thậm chí là cả khi trưởng thành. Bản thân tác giả Dana vẫn đang áp dụng chiến lược này với đứa con đầu lòng vừa mới tốt nghiệp Đại học của mình.

Bên cạnh đó, chiến lược 3T này không cần những công cụ phức tạp hay một trình độ chuyên sâu nào. Chúng có thể được sử dụng trong quá trình đọc sách, chơi hay tham gia bất kỳ 1 hoạt động thường ngày nào, ví dụ như giặt giũ, đi xe buýt...

Cuối cùng, chúng sẽ luôn nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng họ chính là những người thầy đầu tiên và có sức ảnh hưởng lớn nhất, và chính những sự tương tác 2 chiều tràn đầy tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái đó sẽ giúp xây dựng nên một nền tảng lành mạnh cho quá trình học hỏi suốt đời của đứa trẻ.

Theo CNBC

Theo Trí Thức Trẻ

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang