Cô gái không có cổ tử cung và phần lớn âm đạo vẫn có cách để "yêu"

Briana Fletcher kém may mắn mắc phải căn bệnh bẩm sinh hiếm gặp ở phụ nữ khiến bộ phận sinh sản phát triển không bình thường, mất đi phần lớn âm đạo nhưng cô vẫn có cách để cuộc “yêu” trở nên thú vị.

Briana sử dụng chất bôi trơn giúp cho sự kết hợp dễ dàng hơn

Briana Fletcher đến từ Windsor thuộc Nova Scotia, Canada năm nay 23 tuổi, cô mắc phải căn bệnh bẩm sinh hiếm gặp – hội chứng MRKH (Mayer Rokitansky Kuster Hauser). Cơ thể hoàn toàn không có sự khác biệt gì cho đến khi bước vào tuổi kì dậy thì, các chu kì kinh nguyệt không xuất hiện khiến cô cảm nhận được có điều gì đó sai sai với cơ thể mình. Dẫu cho bác sĩ đưa ra nguyên nhân là cô quá gầy.

Năm 16 tuổi, Briana phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ đưa ra kết quả xác nhận rằng cô bé mắc phải hội chứng MRKH rất hiếm, trong 5000 phụ nữ mới chỉ có một người mắc. Cơ thể của cô không có cổ tử cung và mất đi đến 2/3 âm đạo.

“Bác sĩ phụ khoa của tôi thời đó thậm chí chưa bao giờ tiếp nhận một trường hợp nào như vậy cả. Bà ấy phải nghiên cứu rất nhiều mới tìm ra nó.” Briana nói.

Trong trường hợp của Briana, cô ấy không thể tự mang thai nhưng có thể làm một người mẹ sinh học nếu nhờ người mang thai hộ. Và căn bệnh cũng khiến chuyện quan hệ tình dục đầy thử thách vì cô chỉ còn một phần 3 âm đạo.

Chuyện đó không làm cho Briana cảm thấy mất đi niềm tin vào chuyện “ấy”, thậm chí còn khiến nó trở thành ưu thế kéo dài thời gian và không bị vướng vào chu kì kinh nguyệt. “Tôi sử dụng chất bôi trơn và dành nhiều thời gian kích thích làm cho sự kết hợp dễ dàng hơn. Giống như những phụ nữ bình thường, âm đạo sẽ mở rộng khi được kích thích nhiều.”

Erik - chồng sắp cưới chấp nhận tình trạng của Briana và cho rằng chô không khác so với những người phụ nữ bình thường là bao.

Mặc dù nhận được những lời xúc phạm rằng “không phải là một người phụ nữ thực sự” nhưng Briana vẫn tự tin rằng mình là phụ nữ dù có chu kì hay không. Lời nói thô lỗ kia không thực sự là vấn đề. “Ăn sâu vào trong xã hội là suy nghĩ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ hoàn chỉnh, nhưng càng nhìn vào thực tế thì tôi không nghĩ rằng cần phải mang thai thì mới trở thành mẹ.” – Briana bày tỏ quan điểm.

Hội chứng MRKH cũng liên quan đến các vấn đề về thận và biến đổi xương. Trong trường hợp của Briana Fletcher, cô gái cũng bị vẹo cột sống và có vấn đề về thận.

MRKH là gì?
   Hội chứng Mayer Rokitansky Kuster Hauser (MRKH) ảnh hưởng đến một trong 5.000 phụ nữ khi vừa sinh ra. Người mắc hội chứng này không có âm đạo, cổ tử cung và dạ con. Hội chững cũng liên quan đến thận, xương và thính lực.
   Buồng trứng của người mắc phải MRKH vẫn thực hiện chức năng sản xuất trứng và kích thích tố nữ như người bình thường.
Làm thế nào để phát hiện MRKH?
   Phụ nữ thường phát hiện ra họ rằng họ không có âm đạo,cổ tử cung ở tuổi dậy thì khi họ không thể hoặc gặp khó khăn trong vấn đề quan hệ tình dục do hẹp âm đạo.
   Mặc dù vẫn phát triển vú và lông mu bình thường, nhưng họ lại không có chu kỳ kinh nguyệt.
Mắc phải MRKH vẫn có thể có con?
   Trong khi người mắc phải MRKH không thể thụ thai hoặc mang thai, thì trứng có thể được lấy ra và tiến hành thụ tinh nhân tạo, sau đó được đặt trong cổ tử cung của một phụ nữ khác mang thai hộ.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang