Có một thứ tuyệt đối không được tới gần khi máy bay khởi động: "Cối xay" khổng lồ, từng gây thảm họa thương tâm!

Đứng trước hay đứng sau thứ này đều nguy hiểm như nhau!

Thứ mà chúng ta cần tránh xa đó chính là động cơ phản lực - bộ phận có sức mạnh làm cho một phương tiện khổng lồ như máy bay có thể lên cả nghìn mét trên không.

Khi máy bay khởi động, động cơ với các cánh quạt lớn từ Titanium sẽ quay để hút không khí bên ngoài và nạp vào máy nén. Lúc này không khí nén hòa với nhiên liệu sẽ được đốt cháy bên trong buồng đốt từ đó tạo ra khí nóng và lực đẩy giúp máy bay di chuyển.

Với tốc độ quay từ 1.000 đến 20.000 vòng trên phút, động cơ máy bay có thể trở thành một "cối xay" khổng lồ và nghiền nát mọi thứ mà nó hút vào.

Vào tối ngày 16/12/2015 tại sân bay quốc tế Mumbai Chhatrapati Shivaji Ấn Độ, một kỹ thuật viên đã thiệt mạng sau khi bị hút vào động cơ phản lực của một chiếc máy bay hãng Air India khi đang chuẩn bị cất cánh.

Chủ tịch Air India cho biết, rất có thể một trong hai phi công đã nhận nhầm tín hiệu và khởi động máy bay quá sớm mà chưa đảm bảo kĩ thuật viên đã rời khỏi khu vực nguy hiểm.

Khoảng cách an toàn để không bị động cơ máy bay hút vào là bao xa?

Ở một số động cơ máy bay, người ta sẽ đánh dấu vạch màu đỏ chỉ báo cho thấy phạm vi nguy hiểm khi động cơ máy bay đang hoạt động ở cả phía trước và sau.

Có một thứ tuyệt đối không được tới gần khi máy bay khởi động: Cối xay khổng lồ, từng gây thảm họa thương tâm! - Ảnh 2.

Máy bay Airbus A320, khu vực nguy hiểm đầu vào là 4,2m ở phía trước và ở hai bên của cửa hút động cơ (Ảnh: Highskyflying)

Tuỳ vào công suất của từng loại máy bay sẽ đưa ra những tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn khác nhau.

Phương tiện xử lý mặt đất có thể bị động cơ máy bay hút không?

Các phương tiện xử lý mặt đất hoạt động xung quanh máy bay có thể bị hút vào động cơ máy bay. Mặc dù chúng sẽ không thể đi qua động cơ nhưng chúng vẫn có thể bị kéo về phía động cơ, va vào ống hút gió và làm hỏng cánh quạt động cơ.

Có một thứ tuyệt đối không được tới gần khi máy bay khởi động: Cối xay khổng lồ, từng gây thảm họa thương tâm! - Ảnh 3.

Các cọc tiêu giao thông được đặt để tránh các phương tiện đi vào vùng nguy hiểm (Ảnh: Reddit)

Do đó, điều quan trọng là các cọc tiêu giao thông phải được đặt xung quanh động cơ máy bay để ngăn các phương tiện xử lý mặt đất di chuyển quá gần động cơ đang hoạt động.

Đứng trước động cơ nguy hiểm là vậy, thế còn đứng sau?

Động cơ máy bay khi khởi động sẽ thải ra khí nóng với nhiệt độ lên tới hơn 600 độ C, vận tốc gió trên 1000km/h. Luồng khí và nhiệt lượng toả ra này có thể thổi bay một người với một lực cực mạnh đủ để họ bị bỏng nặng và văng ra xa.

Vì lý do này, khu vực máy bay chạy đà hoặc địa điểm kiểm tra động cơ đều diễn ra ở nơi xa, có rào chắn hoặc tường ngăn ở phía đằng sau máy bay. Như vậy mới đảm bảo luồng gió thổi ra từ động cơ không gây ảnh hưởng tới nhân sự hoặc các thiết bị mặt đất.

Thử nghiệm tác động cực mạnh của khí thải từ phía sau động cơ máy bay (Video: Zoltakav)

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/co-mot-thu-tuyet-doi-khong-duoc-toi-gan-khi-may-bay-khoi-dong-coi-xay-khong-lo-tung-gay-tham-hoa-thuong-tam-162210909163315561.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang