BS Phạm An Quang (khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Hải Dương) cho biết, trong 12 tháng đầu đời, lượng chất béo trong cơ thể của trẻ sơ sinh thường tăng lên rất nhanh do sữa mẹ có 50% thành phần là chất béo. Vì vậy rất khó để có thể đánh giá một em bé có đang thừa cân hay béo phì không, kể cả trông bé có vẻ bụ bẫm. Tuy nhiên, nếu tình trạng cân nặng này của bé tiếp tục có xu hướng tăng nhanh hơn trong các độ tuổi tiếp theo với cùng tốc độ tăng cân ở tuổi sơ sinh, bé có khả năng cao sẽ bị béo phì.
Hầu như có rất ít trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị béo phì, nhưng ở một số bé vẫn có thể xảy ra tình trạng này do các nguyên nhân về di truyền hoặc vì môi trường. Ngoài ra, một số bệnh lý kèm theo hoặc do thuốc điều trị cũng có thể gây ra tình trạng béo phì ở trẻ.
-
Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng 2,2 lần
Tổ chức Y Tế Thế giới đề nghị đánh giá béo phì dựa vào chỉ số cân nặng/chiều cao hoặc chỉ số BMI theo từng độ tuổi khác nhau có bảng tra riêng theo WHO. Chỉ số cân nặng trên 2SD so với chuẩn được coi là trẻ béo phì.
Hỏi: Con tôi được 10 tháng tuổi nhưng đã nặng 12kg. Tôi lo lắng con bị thừa cân nên đã hạn chế dùng sữa ngoài cho con, mỗi ngày chỉ một cữ sữa ngoài và ăn thêm sữa mẹ. Tuy nhiên, con vẫn có tốc độ tăng cân đều. Điều này có đáng lo ngại không? Xin bác sĩ chia sẻ!
BS Phạm An Quang trả lời như sau:
Chào bạn!
Để xem xét việc thừa cân của con có đáng lo ngại hay không, bố mẹ cần xem xét các yếu tố sau:
Dấu hiệu cảnh báo thừa cân ở trẻ là gì?
Các vấn đề có thể gặp phải ở trẻ béo phì dưới 1 tuổi?
Trẻ béo phì ngoài nhiều yếu tố nguy cơ về sức khỏe thể chất còn chịu nhiều ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần như:
- Trẻ dễ bị chọc ghẹo, "phân biệt đối xử" làm cho trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý dễ tự ti, cô độc, ảnh hưởng đến khả năng học tập và các thay đổi này để lại dấu ấn sâu đậm về tâm lý cho đến tuổi trưởng thành.
- Cảm xúc: Khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng hình dáng cơ thể, trầm cảm.
- Xã hội: Bị kỳ thị, ấn tượng xấu, bị chọc ghẹo, bị bắt nạt để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi các nguy cơ nói trên rất ít, chủ yếu là béo phì do bệnh lý hay do thuốc sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe về mặt thể chất.
Về chế độ ăn tránh béo phì cho trẻ dưới 1 tuổi?
Khuyến cáo chú ý một số điểm sau trong chế độ ăn dặm của trẻ:
- Về chế độ ăn sữa, trong vòng 6 tháng đầu tiên, bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, nên cố định giờ ăn, ăn ra bữa ra giấc, hạn chế bú vặt, bú đêm. Cố gắng cắt bú đêm sớm.
- Nên chọn thực phẩm lành mạnh, nguồn gốc tự nhiên, ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, các thực phẩm giàu chất xơ như rau, hoa quả, các loại hạt như kê, mè, vừng, các loại đậu…
- Khi bắt đầu ăn dặm, nên ăn 1 bữa bột, cháo vào tháng thứ 6-7. 2 bữa bột hay cháo vào tháng thứ 8 và 3 bữa vào tháng thứ 9.
- Không nên ăn gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, các loại nước có ga…
Có cần đi khám béo phì cho trẻ dưới 1 tuổi?
Chúc bé luôn vui khỏe và gia đình hạnh phúc!
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/con-toi-10-thang-bi-thua-can-thi-co-dang-lo-ngai-khong-co-can-di-kham-bac-si-khong-2220211112133318445.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.