Cùng được hỏi “Nhà mình có giàu không?” và đây là phản ứng của hai người cha: Dạy con thông thái, về sau mới mong thu về trái ngọt

Những câu nói vu vơ của cha mẹ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của đứa trẻ sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý cách dạy con từ khi còn sớm để không phạm phải những sai lầm.

Khi trẻ đi học sẽ có tâm lý so sánh với bạn bè đồng trang lứa về một số thứ như điểm số, quần áo, gia đình có giàu có hay không. Không ít bậc phụ huynh rơi vào tình huống con đi học về và hỏi: "Gia đình mình giàu có không?". Đứng trước thắc mắc này, chúng ta sẽ trả lời như thế nào?

Đối với người lớn, câu trả lời không quá quan trọng, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ!

Chúng ta cùng tham khảo câu chuyện dưới đây

Đứa trẻ thứ nhất hỏi cha mình: "Chúng ta có giàu không?". Người đàn ông đáp lại: "Cha có tiền, nhưng con thì không". Vì vậy, ngay từ nhỏ, đứa bé này chăm chỉ làm việc. Sau này khi lớn lên, nó tự tạo dựng cơ nghiệp của riêng mình.

Một đứa trẻ khác hỏi cha mình: "Nhà mình có giàu không?". Ông bố trả lời: "Gia đình mình có rất nhiều tiền. Sau này, tất cả sẽ thuộc về con". Vì vậy, đứa trẻ này lớn lên trong nhung lụa và không có bất cứ kỹ năng gì trong cuộc sống.

Khi tiếp quản cơ nghiệp của cha mẹ, họ nhanh chóng phung phí và chẳng lâu sau, khối tài sản khổng lồ trở thành công cốc. Bởi vậy, người xưa có câu: "Không ai giàu 3 họ".

Trong xã hội hiện nay, nhiều bậc cha mẹ cưng chiều con cái quá mức, tạo ra rất nhiều đứa trẻ vô kỷ luật. Bởi vậy, ngay từ những bước giáo dục ban đầu, chúng ta phải đặc biệt cẩn thận nếu không sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Phụ huynh nên rèn tư duy đúng đắn về tiền bạc cho con của mình, nếu không công sức chắt chiu cả một đời có khả năng bị đổ bể''.

Cùng được hỏi “Nhà mình có giàu không?” và đây là phản ứng của hai người cha: Dạy con thông thái, về sau mới mong thu về trái ngọt - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Sự khác biệt trong cách giáo dục ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Mùa hè năm ngoái, một người cha Trung Quốc đã gửi cậu con trai 13 tuổi của mình đến nhà một người bạn ở Australi có tên là Mary và nhờ cô chăm sóc cho cậu bé.

Ngay khi đón cậu bé ở sân bay, Mary đã nói: "Cô là bạn của bố cháu. Trong kỳ nghỉ hè ở Úc một tháng này, bố cháu đã tin tưởng giao cho cô chăm sóc. Nhưng có một điều cháu cần nhớ là cô không có trách nhiệm phải chăm sóc cho cuộc sống của cháu. Tất cả chúng ta đều bình đẳng và không ai nợ ai''.

Mary dặn dò cậu bé rằng cậu đã 13 tuổi và có đầy đủ các khả năng sinh hoạt cơ bản. Do đó, cậu phải tự mình dậy đúng giờ và cô sẽ không đánh thức như khi ở nhà. Sau khi thức dậy, cậu phải tự nấu bữa sáng cho mình và tự rửa bát. Bên cạnh đó, các công việc vệ sinh cá nhân, cậu bé hoàn toàn phải ''tự túc''.

Ngoài ra, Mary còn đưa cho cậu bé tấm bản đồ thành phố và lịch trình xe buýt để cậu có thể đi đến bất cứ nơi đâu mình thích. Tóm lại, đứa trẻ 13 tuổi này phải tự giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của chính mình.

Cô nói: ''Bởi vì cô có những việc riêng phải làm nên cô hy vọng cháu sẽ không gây ra rắc rối".

Cậu bé 13 tuổi dường như hiểu ra điều gì đó... Một tháng sau, cậu trở về nhà của mình ở Bắc Kinh. Gia đình rất ngạc nhiên khi thấy đứa trẻ này đã thay đổi. Đứa trẻ này không còn dựa dẫm vào cha mẹ mà hoàn toàn tự lo liệu được những vấn đề cơ bản của cá nhân.

Đứa trẻ dường như đã được "phù phép"... Gia đình rất ngạc nhiên khi cậy bé đã thay đổi và có thể làm được mọi thứ, tự lo liệu mọi thứ về mình: Sau khi thức dậy, cậu sẽ xếp chăn bông, rửa bát đũa sau khi ăn xong, dọn dẹp nhà cửa, tự giặt quần áo, đi ngủ đúng giờ và lịch sự với người khác.

Cùng được hỏi “Nhà mình có giàu không?” và đây là phản ứng của hai người cha: Dạy con thông thái, về sau mới mong thu về trái ngọt - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Từ trước đến nay, cha mẹ của cậu là người luôn đi bên cạnh để chăm chút từng việc nhỏ nhất. Sau 1 tháng xa nhà, cậu hiểu ra rằng mình phải có trách nhiệm lo liệu cho cuộc đời của bản thân. Cậu hoàn toàn có thể xử lý những việc cá nhân như thức dậy đúng giờ, tự nấu ăn sáng, tự rửa bát và đi đến bất cứ đâu mình muốn...

Kết luận

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ cưng chiều con cái quá nhiều. Họ sẵn sàng cho con mình những điều tốt nhất. Đây là tâm lý hoàn toàn dễ hiểu vì tình thương mà cha mẹ dành cho con là vô bờ.

Khi đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ là người chở che, lo lắng. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh khi con cái trưởng thành, thậm chí lập gia đình, họ vẫn đi theo lo lắng cho con từ những điều nhỏ nhất. Đây là điều không nên và trực tiếp hủy hoại tương lai của đứa trẻ.

Phương pháp giáo dục con tốt nhất không phải trao cho chúng cuộc sống thuận lợi mà là dạy cho con tự sống cuộc đời của chính mình. Để làm được điều này, cha mẹ cần chú ý rèn luyện đứa trẻ ngay từ khi con nhỏ. Đây là giai đoạn đầu tiên và có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tính cách của trẻ sau này.

Theo Abolouwang

 

 

Link gốc: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/cung-duoc-hoi-nha-minh-co-giau-khong-va-day-la-phan-ung-cua-hai-nguoi-cha-day-con-thong-thai-ve-sau-moi-mong-thu-ve-trai-ngot-4202181113481540.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang