Thị trấn Bafut ở phía Tây Bắc của nước Cộng hòa Cameroon (thuộc phía Tây vùng Trung Phi) là một trong hai khu vực duy nhất ở quốc gia này được cai trị bởi một thủ lĩnh với cơ cấu quyền lực truyền thống mà người ta gọi là "vua".
Cư dân Bafut ban đầu đến từ các vùng phía Bắc của hồ Chad và nắm quyền kiểm soát vùng này đã từ khoảng 400 năm trước. Khi đến đây, người Bafut xây dựng cung điện cho vua của họ (gọi là Fon của Bafut). Ngày nay, người ta vẫn gìn giữ được 3 ngôi mộ của những vị vua Bafut đầu tiên.
Được bao quanh bởi khu rừng linh thiêng nằm giữa trung tâm thị trấn, cung điện Bafut gồm 50 ngôi nhà nằm xung quanh trung tâm tâm linh - ngôi đền Achum. Những ngôi nhà được sử dụng như một nơi xét xử, giải quyết các vụ việc của hoàng gia và đặc biệt là nơi ở của nhiều người vợ của nhà vua Abumbi II, vị vua thứ 11 của Bafut, với số lượng lên đến 100 người.
100 người vợ không phải là con số nhỏ đối với 1 vị vua bởi chỉ tính riêng việc điều hành một "gia đình khổng lồ" như vậy cũng đủ rắc rối lắm rồi. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà vợ của vua Abumbi II được cưới về từ khi ông lên ngôi mà phần lớn trong số đó ông được "thừa hưởng" từ vua cha quá cố.
Theo truyền thống địa phương, khi một Fon chết, người thừa kế của ông sẽ được thừa hưởng cả vợ cũng như con cái của Fon quá cố. Vậy nên, nói một cách đơn giản có nghĩa là vua Abumbi II tái hôn với các “mẹ kế” của mình. Anh chị em trở thành con của vua Abumbi II. Thực tế, vua Abumbi II thừa kế 72 bà vợ của cha và 500 người con (thực chất là anh chị em của ông). Chế độ đa thê là hợp pháp ở Cameroon nên điều này không có trở ngại lớn.
"Đằng sau mỗi người đàn ông thành công phải là một người phụ nữ rất thành đạt, trung thành", người vợ thứ ba của vua Abumbi II, bà Constance, nói. "Truyền thống của chúng tôi là khi ai đó làm vua, những người vợ lớn tuổi phải có trách nhiệm truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống cho những người vợ trẻ hơn và cũng dạy văn hóa đó cho cả nhà vua bởi vì nhà vua từng là một hoàng tử".
Đối với vua Abumbi II, những người vợ của ông rất quan trọng đối và nhiệm vụ của ông là phải bảo tồn văn hóa của dân tộc mình cũng như truyền thống địa phương.
“Trong thời kỳ thuộc địa, nhiều nét văn hóa xâm nhập, chúng khác với các giá trị truyền thống mà chúng tôi có, do đó có sự xung đột liên tục xảy ra giữa các giá trị truyền thống và các giá trị phương Tây hiện đại. Vai trò của tôi là kết hợp chúng, tìm ra con đường phía trước để người dân của tôi có thể tận hưởng thành quả của sự phát triển và hiện đại mà không phá hủy văn hóa. Không có văn hóa, bạn không phải là con người. Và do đó, thể chế thủ lĩnh là người bảo đảm cho nền văn hóa của chúng tôi không bị mai một”, ông nói.
Cung điện ban đầu được làm từ tre và sậy, nhưng sau khi quân Đức tấn công thị trấn vào cuối thế kỷ 19 và tàn phá nơi này, nó đã được xây dựng lại bằng gạch nung. Chỉ có Đền thờ Achum còn tồn tại và vẫn được xây dựng bằng gỗ, tre và phủ rơm bên ngoài.
Bên trong ngôi đền này có chứa một vật thể có giá trị và là một ví dụ ấn tượng về kiến trúc tôn giáo truyền thống. Tuy nhiên, đền Achum hạn chế người ra vào, chỉ có Fon và những cố vấn thân cận của ông được tới đây.
Phía trước khuôn viên cung điện là một số phiến đá đánh dấu nơi chôn cất của các quý tộc đã chết trong khi phục vụ nhà vua và Nhà Takombang nơi lưu giữ trống nghi lễ của nhà vua.
Cung điện hiện này nằm trong danh sách 100 địa điểm nguy cấp nhất cần được theo dõi của năm 2006 do Quỹ Di tích Thế giới công bố. Cung điện của Fon hiện nay đã trở thành điểm thu hút khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới.
(Nguồn: Amusingplanet, CNN)
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/cuoc-song-ky-la-cua-nguoi-dan-ong-100-vo-trong-do-70-ba-thua-huong-tu-cha-dinh-thu-50-ngoi-nha-lop-ngoi-gay-choang-ngop-khi-buoc-vao-223312
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.