Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), ngày 12/5 bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp trẻ bị mắc dị vật đường thở.
Cụ thể trường hợp này là bé trai Lê Gia H. (1 tuổi, ngụ tại Bình Dương) bị hóc dị vật lúc ăn cháo. Người nhà bé cho biết, trước khi nhập viện 10 ngày bé đang ăn cháo lươn thì ho sặc sụa, tím tái. Người nhà đã cho H. điều trị tại địa phương nhưng không đỡ, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Khai thác bệnh sử cho thấy, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khò khè, thở mệt. Qua thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ có dị vật đường thở ở phổi phải và hình ảnh X-quang ghi nhận bé bị tắc nghẽn ứ khí ở phế quản trường bên phải. Đội ngũ bác sĩ đã tiến hành gắp thành công các mảnh xương lươn sắc nhọn ở phế quản gốc phải và ở phế quản hạ phân thùy trên bên phải. Các mảnh xương cắm sâu vào niêm mạc chỉ lộ phần đuôi xương khiến việc soi gắp dị vậy gặp nhiều khó khăn.
Hiện tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định sau 2 ngày soi đường thở, không còn ho, khó thở và ăn uống bình thường.
BSCKI Lý Phạm Hoàng Vinh - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ: "Trường hợp trẻ em sặc, hóc dị vật là rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, người nhà cần tiến hành sơ cứu với thủ thuật vỗ lưng ấn ngực ở trẻ nhỏ và thủ thuật Heimlich (thủ thuật dùng tay của người cứu hộ gây ra một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên - PV) ở trẻ lớn. Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời. Ngoài ra, cần tránh vừa ăn vừa cười nói để phòng tránh nguy cơ".
Nếu không may trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh có thể áp dụng thủ thuật vỗ lưng ấn ngực ở trẻ dưới 2 tuổi và thủ thuật Heimlich ở trẻ 2 tuổi trở lên theo phác đồ Bệnh viện Nhi Đồng 1 như sau:
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.