Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở chị em

Do cấu tạo của cơ quan sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây bệnh giang mai hơn nam giới. Khi nhiễm bệnh, chị em có thể thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây.

Do cấu tạo của cơ quan sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây bệnh giang mai hơn nam giới. Khi nhiễm bệnh, chị em có thể thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây.

Chào bác sĩ, tôi có một rắc rối nhỏ mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi. Mới đây, chồng tôi thú nhận đã từng "qua đêm" với một người con gái khác ngoài tôi. Mặc dù chỉ có 1 lần duy nhất đó nhưng kết quả là anh bị lây bệnh giang mai. Mới đây anh đi khám mới biết bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2.

Chồng tôi lo lắng đã lây bệnh sang cho tôi nên anh thú nhận và xin tôi bỏ qua, đồng thời khuyên tôi đi khám để nếu không may tôi cũng bị lây bệnh thì còn chữa trị kịp thời. Mặc dù rất buồn nhưng tôi vẫn phải cứng rắn để đối mặt với nguy cơ lây bệnh từ chồng. Hiện tại tôi chưa thấy có biểu hiện gì đặc biệt. Nhưng vì ngại và xấu hổ nên tôi chưa dám đi khám.

Bác sĩ cho tôi hỏi nếu tôi bị lây bệnh giang mai thì tôi sẽ có những biểu hiện như thế nào? (Thúy Hà)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Thúy Hà thân mến,

Việc trước mắt của bạn lúc này là cần đi khám càng sớm càng tốt để biết bạn đã bị lây nhiễm giang mai từ chồng hay chưa để còn có biện pháp phòng và chữa bệnh phù hợp, kịp thời.

Trước hết, bạn cần biết rằng, giang mai là một bệnh lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Bệnh có thể chia thành nhiều giai đoạn và ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có dấu hiệu gì đặc biệt hay cụ thể biểu hiện ra bên ngoài. Có thể nói đây là giai đoạn ủ bệnh, vì vậy, ở giai đoạn này, rất nhiều người đã bị bệnh mà không hề biết.

Ở giai đoạn lây nhiễm bệnh giang mai, chị em có thể không có dấu hiệu gì đặc biệt. Ảnh minh họa

 

Do cấu tạo của cơ quan sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, kể cả bệnh giang mai. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nên những tổn thương tại tất cả các cơ quan trong cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài ra, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới bao gồm:

- Chạm vào mới thấy đau: Sau khi săng giang mai xuất hiện khoảng 1 tuần, hạch bạch huyết ở vùng bẹn sưng to, chạm vào thấy đau. Nếu không điều trị thì sau 3-6 tuần săng giang mai sẽ tự biến mất, bệnh chuyển sang giai đoạn khác.

- Vùng tổn thương ban đầu thường là các nốt nhú hoặc mụn màu đỏ, dần dần lan rộng ra, nổi lên thành những vùng chai cứng dạng hình tròn hoặc hình oval, đường viền rất rõ ràng, đường kính khoảng 1-2 cm, sờ vào có cảm giác cứng, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét,

- Các vết loét vốn là các mô hạt có màu đỏ rất rõ ràng, bề mặt có một lượng nhỏ chất dịch huyết thanh, bên trong có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai vì vậy tính lây truyền bệnh rất cao. Bệnh chủ yếu phát sinh ở bộ phận sinh dục, một lượng nhỏ phát sinh ở miệng, lưỡi, ngực, âm hộ, âm vật và cổ tử cung.

Nếu đã bị mắc bệnh thì trong năm đầu tiên nhiễm bệnh, nguy cơ lây bệnh giang mai cho những đối tượng khác là rất cao. Trong thời gian này trên bề mặt da hoặc niêm mạc bị tổn thương có một lượng lớn xoắn khuẩn giang mai, rất dễ lây truyền cho đối phương qua quan hệ tình dục. Bệnh để càng lâu thì tính lây truyền càng giảm.

Vậy nên, cho dù bạn chưa thấy có nhiều dấu hiệu đặc biệt nào xuất hiện bên ngoài cũng không có nghĩa là bạn không bị lây bệnh từ chồng. Để biết chính xác bạn có bị lây bệnh hay không và mức độ bệnh đã phát triển đến đâu, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Có kết quả chẩn đoán chính xác thì bạn mới được bác sĩ điều trị hiệu quả.

Chúc vợ chồng bạn vui khỏe!

 

Theo Helino

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang