01
Khi điện thoại đến, tôi đang bắt xe và chuẩn bị ra ngoài. Cha tôi giọng điệu vội vã và hoảng sợ gọi điện thoại: "Con ơi, lại đi đâu thế hả? Con bệnh à? Nhà không ở lại đi đâu hở con?"
Nghĩ lại thấy mình có lỗi quá, tôi đã không liên lạc với cha mẹ đã bốn, năm ngày rồi. Vì để kịp deadline nộp bản thảo, tôi đã tắt điện thoại di động, sợi dây liên lạc duy nhất giữa tôi và họ. Cha mẹ tôi ngồi buồn hiu trong căn nhà rộng rãi hai tầng, thay phiên nhau gọi cho tôi, nhưng chỉ toàn nghe giọng cô tổng đài: "Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được. Xin quý khách vui lòng gọi lại sau".
Cha tôi sẽ nói: "Chắc nó đi công tác rồi." Mẹ sẽ nói: "Sao tôi lo quá ông à, không biết ở nơi đất khách quê người nó sống được không, có ăn uống đúng giờ không. Hay nó bị bệnh rồi ông, sao tôi lo nó gặp chuyện quá. Con ơi, nhấc máy đi".
Chỉ qua điện thoại, tôi có thể hình dung đại khái hai người lo lắng về cuộc sống của tôi. Giống như khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi bị bệnh rất nặng. Mỗi lần bố tôi đưa bà đi khám bệnh, tôi ngồi ở nhà lặng lẽ chờ đợi, chờ từ lúc gà gáy đến khi gà lên chuồng, chờ bóng đèn của hàng xóm sáng lên. Trong sự bồn chồn và sợ hãi, tôi suy diễn mọi khả năng có thể xảy ra: Mẹ tôi bị nặng lắm, hay kẻ xấu đang đi bên cạnh họ và ra tay, xe của họ bị hư dọc đường? Cho đến khi những âm thanh quen thuộc vang lên ngoài cửa, tôi thở phào nhẹ nhõm: "Tạ ơn trời, họ đã về".
Lúc đó, tôi là một đứa trẻ sợ hãi. Ngày nay, họ sợ trải qua tình huống giống như tôi, sợ con mình gặp bất trắc hay sợ con bệnh nhưng chỉ có một thân một mình thì làm sao xoay sở?
02
Trong ngày Quốc khánh, tôi dẫn chồng và các con về. Hết lễ, chúng tôi lại về thành phố, nhưng trước khi đi, cha tôi đã đặt trong cốp xe nào là mì gạo, dầu ăn, một túi đậu phộng, một hộp trứng gà.
Chiếc xe bắt đầu lăn bánh và những đứa cháu vẫy tay chào tạm biệt ông bà. Chúng tôi lái xe đi. Từ trong gương, tôi thấy mẹ tôi đuổi theo chiếc xe còn cha tôi lại hét, tết tụi nó cũng sẽ về mà. Xe đã đi rất xa rồi nhưng tôi vẫn nhìn thấy hai cái bóng nhỏ đứng trong gương.
Vào lúc tôi còn nhỏ, mẹ tôi đến thăm họ hàng, còn cha tôi đi đến hội chợ mua ít đồ, tôi muốn đi cùng nhưng ông không cho. Nếu không cho tôi đi, tôi sẽ khóc lóc, nằm vạ cho đến khi nào họ đồng ý thì thôi. Lúc đó, tôi rất gắn bó với họ. Còn bây giờ, có những lúc họ muốn đi cùng tôi, không ít lần, tôi bảo đợi con rảnh rồi con chở cha mẹ đi, hay tôi viện cớ bận để họ ngóng chờ rồi quên lãng.
03
Khi cha tôi đi khám bệnh xong, chúng tôi đến nhà hàng ăn cơm. Biết ông ấy thích mì ống, chúng tôi đã gọi một bát mì lớn.
Bệnh của cha tôi khiến ông không thể ăn quá nhiều. Khi ông ấy không ăn hết, tôi nói: "Nếu cha không thể ăn hết thì không sao, cha đừng cố ép bản thân ăn nữa." Cha tôi vùi đầu vào bát và nói: "Cha ăn được, con đừng lo. Cha ăn được mà, đồ ăn ở đây ngon lắm." Ngay lúc đó, tôi nhớ đến hồi tôi 6 tuổi, cha dẫn tôi lên thành phố để đi thăm họ hàng. Tôi rất ốm và còn bị chứng say xe. Sau khi xuống xe, cha đã tốn tiền mua cho tôi một cây kem. Tôi ăn ngon lành trong khi cha tôi mồ hôi rơi lã chã. Lúc đó, tôi là một đứa trẻ chưa bao giờ nhìn ra thế giới. Bây giờ, cha tôi không có thời gian để nhìn ra thế giới vì ông ấy bị bệnh.
04
Khi tôi đưa bố đi khám bác sĩ, tôi đã gặp một người quen. Từ xa, chúng tôi đã nhận ra nhau. Tôi nắm lấy tay cha tôi và đi đến chào họ. Cha tôi lại hay mặc cảm sẽ làm con mất mặt nên còn e ngại. Tôi giới thiệu với bạn tôi: "Đây là cha tôi." Sau đó, cha tôi vội vàng mở rộng bàn tay to, đầy vết xước do trước đây làm đồng áng để chào hỏi. Ngay lúc đó, tôi nhớ lại hồi tôi trúng tuyển vào đại học, tôi chẳng quen ai trên thành phố. Khi ấy, cha đã bắt đầu đeo kính lão và đưa tôi đến thành phố và gặp tất cả những người ông quen biết. Lúc đó, ông rất tự hào về tôi nhưng ông ấy không biết đến bây giờ, tôi luôn tự hào vì có người cha như ông ấy.
05
Vài ngày trước, nhận được tin chị tôi đến sống cùng gia đình và hẹn tôi đi mua quà cho cha mẹ, tôi đã gọi điện hỏi về số đo của mẹ. Chợt tôi nghe thấy giọng nói của cha tôi: "Đừng mua, quần áo mặc rồi cũng bỏ, chỉ cần con về là tốt rồi." Sau đó, mẹ tôi gọi cho tôi và nói rằng cha tôi đã mặc bộ quần áo mới mà chúng tôi đã mua cho ông ấy và đi khoe khắp mọi nơi rằng đây là đồ con gái mua, dù mùa đông lạnh lẽo nhưng mặc bộ đồ này, ông vẫn thấy ấm lòng.
Khi tôi còn nhỏ, bố tôi đi làm ở mỏ than và mua hai đôi giày đỏ cho tôi và chị tôi. Cả hai chúng tôi hào hứng đem khoe với các bạn, nhưng khi về nhà, tôi vô tình rơi xuống hố và kết quả dơ hết đôi giày. Lúc ấy tôi bù lu bù loa khóc lóc đến nỗi cha tôi hứa sẽ mua lại cho tôi đôi khác vào tháng sau.
Lúc nhỏ, tôi là một đứa trẻ thích mặc quần áo mới. Về già, cha mẹ tôi như một đứa trẻ thích mặc đồ con cái mua.
06
Về nhà đón tết, tôi muốn ăn món súp do mẹ tôi làm. Sau khi ăn xong, mẹ tôi giải thích với tôi: "Mẹ lỡ nêm quá tay. Mẹ không biết đó có phải là muối hay không, không biết nêm chưa nên mẹ nêm lần nữa. Lần tới mẹ sẽ không quên nữa".
Tôi lấy một cái bát và nếm thử. Nó hơi mặn. Tôi ngồi vào bàn và nói với bà rằng khẩu vị tôi rất mặn, ăn như vậy tôi thấy vừa. Để chứng tỏ rằng món ăn đó ngon, tôi ăn vài bát trước mặt bà để bà tin mình vẫn nấu ngon như hồi trước. Mẹ tôi rất vui khi vào bếp nấu cho tôi một bữa ăn. Tôi nhớ rằng khi tôi còn là một đứa trẻ, trong mùa bận rộn, mẹ và cha tôi đã đi làm vào lúc gà đã lên chuồng. Để cho họ một bữa ăn sau những giờ làm việc vất vả, tôi đã học cách nấu ăn trong sách báo. Tủ bếp xa tầm với của tôi nhưng không sao, tôi có ghế mà.
Đôi khi, cháo quá loãng. Đôi khi, mì có vị mặn. Đôi khi, cơm quá nhão. Tôi lo lắng rằng liệu họ có đổ đi và làm lại món mới không. Trong khi tôi lo lắng và khó chịu, họ quay lại mở nắp và ăn cơm. Họ còn khen tôi nấu ngon mặc dù tôi thấy mặn hơn nước biển. Lúc đó, tôi sợ là mình làm sai, bây giờ, cha mẹ sợ phạm sai lầm.
07
Sau khi cha tôi trải qua hai ca phẫu thuật, cơ thể ông dần hồi phục và vẫn có thể canh tác. Anh chị em chúng tôi thay phiên nhau để làm công tác tư tưởng của mình: "Bây giờ cha đừng canh tác nữa, để cho anh em chúng con thuê người làm, chúng con có tiền mà, cha nên nghỉ ngơi đi, cha vất vả cả đời rồi".
Cha tôi cả đời làm nông, ông có những cảm xúc đặc biệt với cánh đồng và lương thực, gieo hạt và thu hoạch. Chúng tôi không thể đánh bại ông ấy, nên anh em tôi và mẹ quyết định để lại hai mẫu đất cho ông trồng trọt. Sau hai năm bận rộn với nghề nông, ông đã thử trồng rất nhiều lần. Cuối cùng, ông nhìn xuống cái túi đựng hạt nhưng không thể mở máy móc. Ông ngồi trên ngưỡng cửa và than thở: "Cái máy này đã đến thời kì hư hỏng rồi."
Lúc đó, tôi nhớ rằng khi tôi còn là một đứa trẻ, cha tôi cao khoảng 1m 50, chân trần và ông có thể thu hoạch một túi rau quả cả trăm kilôgam. Ông khỏe đến nỗi gió không thể thổi bay ông và ông hiếm khi mệt mỏi.
Lúc đó, tôi nghĩ cha tôi sẽ không bao giờ già. Hôm nay, tốc độ lão hóa của ông ấy là ngoài sức tưởng tượng của tôi.
08
Khi tôi gọi về nhà một lần nữa, cha tôi nhấc máy. Qua điện thoại, tôi hỏi cha đang làm gì, ở đâu, tại sao cha không trả lời điện thoại, cha có chuyện gì sao.
Cha tôi gằn giọng và nói ông và mẹ tôi đang trên đường để mua thức ăn. Nhưng trong điện thoại, tiếng bước chân từ từ gõ lộc cộc trên sàn quen thuộc, xung quanh yên ắng và chỉ có một nơi mới có không gian yên tĩnh đến lạ và tiếng bước chân ấy. Đó là bệnh viện." Cha ở trong bệnh viện sao, cha bệnh hay mẹ ạ?" Tôi lo lắng hỏi. "Làm thế nào con biết được?" Cha tôi cười.
Mẹ tôi bị ốm, nhưng may mắn là không có vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, tôi không biết bắt đầu từ khi nào mẹ tôi bệnh. Bà ấy và cha tôi đã thông đồng nói dối để gạt tôi vì sợ tôi lo lắng.
Vào lúc đó, tôi nhớ rằng hồi đầu năm tôi bị xe tông và gãy tay, bị viêm dạ dày ruột, tôi cũng nói dối để họ không phải lo lắng nhiều.
Hồi bé, tôi là một đứa trẻ háo hức lớn lên. Nhưng tôi quên rằng, cùng với sự lớn lên của tôi, họ cũng dần già yếu và quên trước quên sau. Có những lúc họ hỏi tôi những câu hỏi ngây ngô, tôi nghĩ họ như những đứa trẻ con.
09
Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta là con của cha mẹ.
Chúng ta sợ cha mẹ bỏ đi, sợ bị bỏ rơi, luôn muốn trở thành niềm tự hào của họ, mong muốn có được sở thích hay tính cách tốt của họ. Mỗi ngày, chúng ta đều quấn quýt bên họ, bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của họ và khi lớn lên trong nhiều năm, chúng ta dần rời xa họ để đi làm ăn, chúng ta không thể không cảm thấy nhớ nhà nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta tạm gác lại lời hứa về thăm cha mẹ. Thuở bé, chúng ta đều hỏi chừng nào mẹ đi chợ về hay chừng nào cha đi công tác về. Còn về già, cha mẹ chúng ta sẽ giống như những đứa trẻ lúc nào cũng hỏi chừng nào con về.
Họ muốn chúng ta ở lại quê nhà, hi vọng con cái ở bên cạnh họ, hi vọng có được sự chú ý của con cái nhưng lại sợ gây rắc rối cho chúng. Ở tuổi xế chiều, họ nằm trên giường cuộn tròn như một đứa trẻ, có nhiều người vẫn không thể nhớ ra con cái và thậm chí quên cả thế giới...
Vào lúc đó, chúng ta sẽ hiểu:
Chúng ta luôn là con của cha mẹ, chúng ta sẽ là cha mẹ của những đứa trẻ. Dù cho cha mẹ sẽ giống như một đứa trẻ, nhưng hãy yêu thương họ như cách mà họ đã từng yêu thương chúng ta.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.