Cha mẹ đưa bé khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Bác sĩ chẩn đoán bé bị rối loạn di truyền có liên quan đến khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể. Sau một năm điều trị, hiện bé tăng được 6 cm.
Bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết trẻ chậm tăng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng được điều trị bằng cách tiêm hormone tăng trưởng. Đây là cách điều trị duy nhất hiện nay trên thế giới, cho bệnh lý này. Trong năm đầu điều trị, trẻ có thể tăng 10-12 cm. Vào các năm kế tiếp, tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn cao hơn so với trường hợp không điều trị.
"Chậm tăng trưởng chiều cao có nhiều nguyên nhân. Phải đưa trẻ đi tầm soát để biết nguyên nhân chính xác, điều trị sớm và đúng phương pháp", bác sĩ Nam khuyên.
Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao cần sớm biết nguyên nhân để điều trị đúng phương pháp. Ảnh minh họa: MB |
Bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Phòng khám Nhi Bệnh viện đại học Y Dược TP HCM, chia sẻ chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Dinh dưỡng, di truyền, vận động, bệnh lý, môi trường sống và tình trạng dậy thì. Trẻ được bổ sung dinh dưỡng tốt, tập luyện thể thao thường xuyên, môi trường sống thoải mái và không mắc các bệnh lý mạn tính sẽ phát triển tối ưu chiều cao trên nền tảng di truyền từ bố mẹ.
Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cẩn trọng trong việc dùng các loại thực phẩm được quảng cáo tăng chiều cao cho trẻ. Khi sử dụng cần phải xem xét thành phần, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định. Nếu sử dụng không đúng có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
"Đa phần thực phẩm tăng chiều cao đều chứa canxi, cần phải xem là loại hợp chất canxi gì, liều dùng ra sao. Nếu dùng thừa có thể gây sỏi thận, suy thận, vôi hóa mô mềm", bác sĩ Quỳnh nói.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.