Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng việc đo huyết áp trước và sau tiêm không có lợi ích gì, làm chậm quá trình tiêm vắc xin, thậm chí có thể lây nhiễm Covid-19.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quang Thái – Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, ông cũng nhận được nhiều ý kiến về việc đo huyết áp trước và sau tiêm vắc xin Covid-19. TS Thái cho rằng quan điểm đo huyết áp làm giảm tốc độ tiêm vắc xin cũng không đúng vì thời gian đo nhanh, đo song song với khai thác bệnh sử nên cũng không quá mất thời gian. Hơn nữa, việc đo huyết áp để ngăn ngừa các tình trạng huyết áp cao mà không có triệu chứng gì.
Ảnh minh hoạ.
Theo TS Thái việc tiêm vắc xin mang lợi ích rất nhiều trong phòng chống Covid-19 nhưng không thể để 1 ca có biến chứng ảnh hưởng tới quá trình tiêm chủng. Vì vậy, việc khám sàng lọc kỹ, đo huyết áp trước, sau tiêm vắc xin vẫn cần áp dụng.
Với một số người có hiện tượng tăng huyết áp đột ngột khi đi tiêm thì nên ngồi lại theo dõi 15 – 20 phút, huyết áp ổn định đo lại đủ điều kiện sẽ tiêm chủng.
TS Thái cho biết theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế những đối tượng thận trọng khi tiêm vắc xin tại điểm tiêm đó là người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5 độ="" c="" và="">37,5 độ C, mạch: <60 lần/phút="" hoặc="">100 lần/phút, huyết áp tối thiểu <60 mmhg="" hoặc="">90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa <90 mmhg="" hoặc="">140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế), nhịp thở >25 lần/phút.TS Nguyễn Huy Luân – trưởng Đơn vị tiêm chủng BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết vấn đề giảm khâu sàng lọc, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin được nhiều người bàn luận, nhất là việc chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin.
Nhưng thực tế tại điểm tiêm, nhiều người vào tiêm vắc xin lại có tâm lý lo lắng hồi hộp nên đo huyết áp tăng lên rất nhanh. Có những người huyết áp tâm thu lên tới 180 – 190 – 200 mmHg, trong khi đó không có tiền sử tăng huyết áp. Nếu huyết áp cao như vậy nhân viên y tế vẫn tiêm sẽ nguy hiểm.
Phản ứng sốc phản vệ là nặng nhất, xảy ra sau tiêm vắc xin xảy ra khoảng 15 – 30 phút, bác sĩ chỉ cần tiêm adrenalin sẽ xử trí được. Tuy nhiên, hiện tại các điểm tiêm chủng của chúng ta ở trong cộng đồng nhiều, khi sốc phản vệ tiêm adrenalinh nhưng vẫn cần chuyển người bệnh về cơ sở y tế để xử trí nâng cao hơn.
Trong khi đó, năng lực ở nước ta đang có hạn vì nhân viên y tế có quá nhiều nhiệm vụ nên không thể lơ là.
Đặc biệt, ở các điểm tiêm có 1 số người sốc phản vệ, biểu hiện họ vẫn bình thường, chỉ có đặc điểm tụt huyết áp sau tiêm. Vì vậy, TS Luân cho rằng nếu không đo huyết áp lại sẽ bỏ qua dấu hiệu sốc huyết áp của người bệnh nhất là nhóm người có bệnh nền, trên 65 tuổi..
Hiện nay, BS Luân đề xuất khi tiêm vắc xin có thể xem xét những người có huyết áp bình thường, đã đi khám bệnh theo định kỳ và không có phát hiện bệnh lý khác thì có thể tiêm luôn. Còn nhóm người cao tuổi, có bệnh nền vẫn cần đo sinh hiệu trước và sau tiêm để dự phòng bất lợi. Dù tỷ lệ sốc phản vệ sau tiêm cực kỳ thấp nhưng chúng ta cũng không nên bỏ sót các trường hợp có bất lợi.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/do-huyet-ap-truoc-khi-di-tiem-vac-xin-covid-19-chuyen-gia-vien-ve-sinh-dich-te-trung-uong-giai-thich-ly-do-can-lam-161212008213558508.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.