Mâm cỗ cúng Rằm Trung thu nhất thiết phải có mâm ngũ quả với nhiều loại quả của mùa thu. Màu vàng của chuối, dứa, và đu đủ, màu xanh của bưởi, màu đỏ của hồng. Bên cạnh đó còn có cặp bánh dẻo - bánh nướng, 2 loại bánh không thể thiếu trong dịp Trung thu. Một số gia đình ở Hà Nội sẽ sắm thêm bánh cốm hoặc cốm tươi. Về phần lễ mặn, các cụ ta thường chuẩn bị xôi - gà - gạo - muối để thắp hương. Trong ngày lễ này người Việt không thắp hương đồ mã như quần áo - ngựa hay đồ chơi. Bạn cũng đừng quên hương - hoa - đèn - rượu - trầu cau và tiền vàng để mâm cúng được đủ đầy. Đồ cúng sẽ được cúng ở trong nhà hoặc mang ra sân cúng vào lúc trăng lên.
Mâm cỗ cúng rằm Trung Thu |
Bài văn cúng rằm Trung thu
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ/chúng con là:…
Ngụ tại:...
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ/chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Sau khi hết tuần hương, gia chủ hóa phần tiền vàng và hạ lễ để các thành viên trong gia đình quây quần thụ lộc. Đây chính là giây phút đầm ấm của Tết trung thu khi con trẻ nhảy múa hát ca, người lớn ngồi bên nhau trò chuyện, cùng ôn lại những điều đã qua và hướng tới tương lai tốt đẹp phía trước. Đó chính là điều ý nghĩa nhân văn nhất của Tết Trung Thu - tết của đoàn viên, Tết của tình thân.
Theo doisongphapluat.com
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.