Mục đích cuối cùng của đời người chính là tìm thấy được hạnh phúc, nhưng nhiều người lại cho rằng hạnh phúc mỹ mãn là thứ gì đó thật vĩ đại, không phải ai cũng sở hữu được.
Thật ra, hạnh phúc ở gần ngay trước mắt, có trong những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống, chỉ là con người không thể phát hiện ra mà thôi.
Nằm lòng 9 thói quen để nâng cao cảm giác hạnh phúc, sức khỏe đủ đầy, không giàu có những vấn an yên hưởng lạc:
1. Ăn bữa sáng
Bữa sáng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, giúp duy trì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người quan niệm bữa sáng là bữa không quan trọng, ăn cũng được mà không ăn cũng không sao, lâu dần trở thành thói quen.
Cơ thể con người thường bị suy yếu sau một đêm, nếu bạn không bổ sung dinh dưỡng kịp thời thì các cơ quan sẽ không còn năng lượng để hoạt động, thậm chí hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Hậu quả tai hại sẽ không đến ngay nhưng đến khi phát hiện ra thì mọi việc đã quá muộn màng.
Tự thưởng cho bản thân một bữa sáng ngon lành, bạn vừa có đủ sức lực để hoạt động cho ngày mới vừa bảo đảm sức khỏe ổn định. Liệu bạn có thể vui vẻ và tìm thấy hạnh phúc khi cơ thể luôn trong tình trạng uể oải vì bụng đói?
2. Không bấm điện thoại trước khi ngủ
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ sẽ làm trễ nải thời gian nghỉ ngơi, chưa kể là thói quen này rất có hại đến mắt và hệ thần kinh. Một khi giấc ngủ bị rối loạn, đầu óc không được nghỉ ngơi, cuộc sống sẽ bị giảm chất lượng, lâu dần sẽ hình thành nên những chứng bệnh nguy kịch.
Hạnh phúc sẽ không xuất hiện với người luôn sống trong tình trạng mệt mỏi vì đêm hôm trước sử dụng điện thoại quá nhiều dẫn đến mất ngủ.
3. Học cách từ chối
Mỗi lần bạn tìm đến tôi để nhờ vả, tôi đều sẵn lòng dang tay cứu giúp. Nhưng nếu một lần tôi không đồng ý giúp đỡ, bạn lại nảy sinh ác ý với tôi. Đời người tồn tại rất nhiều hiện thực phũ phàng, ta giúp người thì người cảm ơn, ta không giúp người thì người thù hận.
Mỗi người có mỗi cuộc sống, thiện lương vẫn còn đó nhưng không phải lúc nào cũng cho đi vô tội vạ. Đương nhiên, chúng ta cũng nên xem việc người khác từ chối lời nhờ vả là chuyện bình thường, đừng bao giờ ôm hận trong khi vấn đề lại xuất phát từ bản thân.
Học cách từ chối đúng người đúng thời điểm, đừng để người khác ỷ lại và dựa dẫm vượt quá giới hạn cho phép.
4. Đặt bản thân vào vị trí của người khác để suy nghĩ
Trước khi mở miệng phán xét ai đó thì hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để suy ngẫm mọi việc, hỏi bản thân trong trường hợp tương tự sẽ hành xử thế nào.
Biết suy nghĩ cho người khác là biểu hiện của người dùng trái tim chân thành để đối xử với vạn vật trên thế gian này. Chỉ khi như vậy, chúng ta mới có sự đồng cảm, hóa giải vấn đề trong êm thấm, nắm bắt lòng người. Quan trọng hơn cả, con người sống trên đời nên lấy chữ thiện làm gốc, biết nghĩ cho người khác cũng là cách để bạn tự tạo đường lui cho bản thân.
5. Nhẫn nại lắng nghe người khác
Đầu tiên, kiên nhẫn lắng nghe người khác là một sự tôn trọng dành cho đối phương, là món quà cơ bản trong cách đối nhân xử thế và duy trì các mối quan hệ xã hội.
Hơn nữa, chỉ cần chúng ta có tâm thì sẽ luôn nhận được những thứ bản thân mong muốn từ ngôn ngữ và hành động của đối phương. Nhẫn nại lắng nghe người khác cũng là một cách để chạm đến trí tuệ chân chính.
6. Kiên trì vận động
Cuộc sống sẽ không có nghĩa lý gì nếu con người không có sức khỏe, mà sức khỏe lại được duy trì bởi vận động. Hình thành thói quen rèn luyện cơ thể sẽ giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Vận động không chỉ tốt cho sức khỏe, mang lại vóc dáng ưng ý, mà còn có lợi cho tinh thần và thế giới nội tâm.
7. Học cách đầu tư
Trên thực tế, mặc dù nhiều người kiếm được rất nhiều tiền nhưng không bao giờ tìm thấy được ánh sáng của đời mình. Đầu tư ở đây không chỉ đơn thuần là tiền bạc, mà còn là những yếu tố nội tại để phát triển con người.
Đầu tư tiền bạc, đầu tư tri thức,... nói thì dễ nhưng làm mới khó. Có đầu tư, chúng ta mới tích lũy tài sản và khiến bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Không cầu đại phúc đại quý, nhưng vẫn phải đảm bảo cuộc sống ổn định và dự trù kế hoạch để phòng cho những tình huống bất ngờ.
8. Không than vãn, hãy tự suy ngẫm lại bản thân
Khi gặp phải vấn đề nào đó, bạn đừng nên vội vàng than vãn, oán trách hay tìm cớ đổ lỗi. Than vãn không thể đổi lại thành công, mà chỉ làm tổn hại tình cảm, phá hủy các mối quan hệ xã hội.
Tự ngẫm lại bản thân để tìm kiếm nguyên nhân sai lầm. Tự vấn lương tâm rằng mình đã làm đủ tốt chưa, vì sao lại thất bại,... để từ đó sửa đổi và hoàn thiện.
Nếu mỗi người đều sở hữu được sự giác ngộ này thì thành công đã nằm trong tầm tay.
9. Kiểm soát cảm xúc, làm một người dịu dàng
Con người không thể tránh được những lúc bốc đồng và xốc nổi, nhưng phải học được cách kiểm soát cảm xúc, không để nó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Tính cách xấu vừa không thể giải quyết được vấn đề vừa khiến mọi chuyện đơn giản trở nên phức tạp hơn.
Con người càng chín chắn và dịu dàng, chúng ta càng có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống này.
(Nguồn: Zhihu)
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.