Tại Hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học lần thứ nhất do ĐH VinUni khởi xướng, được tổ chức trong 2 ngày 17 – 18/6, quy tụ gần 400 nhà lãnh đạo, chuyên gia tới từ các trường đại học nổi tiếng như ĐH British Columbia (Canada), Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ), ĐH Kinh doanh Sydney (Úc)… và những nhà lãnh đạo tại các trường đại học uy tín của Việt Nam như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương…
Đổi mới dạy và học như thế nào trước những yêu cầu và thách thức mới trên toàn cầu là chủ đề trọng tâm trong các phiên thảo luận tại hội nghị.
"Mèo con không đi học nhưng trở thành thợ săn chuột như thế nào?"
Đây là câu hỏi thú vị của GS Sanjay Sarma đưa ra cùng với đoạn video mở đầu trong bài trình bài dẫn nhập về "Giáo dục trong thế kỷ 21".
Hóa ra câu trả lời rất đơn giản. Mèo con tuy không đi học nhưng lại học được kỹ năng sinh tồn và trở thành thợ săn chuột thông qua trò chơi của mèo mẹ. Chính sự tò mò, quan sát xung quanh và cách mèo mẹ trình diễn kỹ năng vồ mồi, đã giúp mèo con dần tích lũy được kinh nghiệm sống và cách đi săn.
Thông qua ví dụ thú vị này, GS Sanjay Sarma muốn nhấn mạnh rằng, cách dạy học thuyết trình là chủ yếu không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay. Thay vào đó, người học cần quan sát, trải nghiệm, tự nghiên cứu ở môi trường thực tế, bởi có những kiến thức và kỹ năng mà họ không tìm thấy được ở trong sách vở.
GS Sanjay Sarma, Phó Chủ tịch Trung tâm Học tập mở, thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ảnh: MIT
GS Sanjay Sarma chia sẻ, trong bối cảnh thế giới biến đổi không ngừng, sinh viên đang phải đối mặt với không ít vấn đề nan giải trong tương lai. Do đó, MIT đã đưa ra cách tiếp cận đột phá trong lĩnh vực giáo dục, sử dụng nguồn học liệu mở, đồng thời dùng công nghệ để tiến hành cải tiến chương trình giảng dạy, phương pháp sư phạm. Điều này nhằm chuẩn bị cho một tương lai hậu Covid-19 đầy thách thức, tuy nhiên cũng rất nhiều cơ hội cho khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ.
Thế nhưng làm thế nào để đưa ra giải pháp hợp lý để đổi mới cách dạy và học tại bậc đại học?
Não của sinh viên hoạt động khác nhau khi học và chơi game. Ảnh minh họa
GS Sanjay Sarma cho biết, để làm căn cứ đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy đối với sinh viên đại học, MIT thực hiện những nghiên cứu về hoạt động của bộ não. Cụ thể, qua ảnh chụp não bộ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, não của sinh viên hoạt động rất tích cực khi xem tivi, vui chơi với bạn bè, chơi game… Nhưng nghịch lý thì hình ảnh não của sinh viên khi đang học trên giảng đường lại rất tĩnh.
"Dạy học bình thường rất nhàm chán, sinh viên không thể nào đổi mới sáng tạo được".
Đây là chia sẻ của TS. Phí Thị Linh Giang, Giám đốc trung tâm khởi nghiệp (Entrepreneurship Lab), Trường Đại học VinUni. Theo TS Linh Giang, muốn giải quyết được vấn đề, muốn có đổi mới sáng tạo thì phải đưa mọi người từ các lĩnh vực khác nhau vào làm việc với nhau. Sinh viên nên được khuyến khích đặt câu hỏi, phản biện với giảng viên và làm nghiên cứu với giáo sư ngay từ năm đầu tiên.
"Chúng tôi tin rằng sinh viên có thể làm được những điều tuyệt vời khi được trao quyền chủ động", TS Linh Giang nhấn mạnh về việc tạo điều kiện cho sinh viên có thể khởi nghiệp ngay từ khi là còn trên ghế nhà trường.
Đồng quan điểm, ông Khairul Rusydi, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Reactor School (Singapore), cho rằng: "Các bạn trẻ hiện nay có khả năng tự học cực tốt và có thiên hướng tự học rất cao. Do đó, cần khuyến khích các bạn học những gì mình thích, được làm những gì bản thân đam mê. Điều này sẽ giúp các bạn chủ động học tập các kiến thức mới để đạt được mong muốn".
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành chụp lại hình ảnh não bộ của các bạn sinh viên trong những hoàn cảnh, như khi tập trung suy nghĩ một vấn đề nào đó, khi suy nghĩ vẩn vơ…
Ngay sau đó, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục chụp ảnh não của các sinh viên trong quá trình học trên giảng đường. Kết quả, nếu giảng viên cho các sinh viên xem video có nội dung liên quan tới bài giảng, trong khoảng 10 phút đầu, não của các bạn rất tập trung. Tuy nhiên, từ phút thứ 11, phần lớn các sinh viên bắt đầu để cho não suy nghĩ vẩn vơ.
GS Sanjay Sarma nhận định rằng, từ những kết quả nghiên cứu về não bộ của sinh viên đã mở ra một số vấn đề đặt ra cho các giảng viên đại học và giáo sư phải suy nghĩ. Đó có thể là làm sao để khi giảng bài thì não của các sinh viên vẫn hoạt động mạnh như khi họ đang chơi game hay vui chơi với bạn bè. Hoặc các giảng viên đại học phải thay đổi, sử dụng các công cụ hay phương pháp dạy học ra sao nhằm duy trì sự tập trung của sinh viên đối với bài giảng.
Để sinh viên có hứng thú hơn trong việc học trên giảng đường, các giảng viên cần không ngừng tìm kiếm các phương pháp hay nhất và tốt nhất trong lớp, giúp người học đam mê với một cái gì đó, không bắt chước nhưng cần sáng tạo và mới.
TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng của ĐH VinUni. Ảnh: VinUni
Chọn sai ngành rồi bỏ học: Sai lầm của nhiều sinh viên và việc cần làm ngay từ bậc THPT
Về vấn đề chọn ngành nghề, TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng của ĐH VinUni đã dẫn câu chuyện về một sinh viên năm hai. Nam sinh viên này đã tạo ra một nền tảng công nghệ và gọi vốn được hàng chục nghìn USD. Sau đó, em sinh viên này đã thuê nhiều nhân viên từ các tập đoàn công nghệ để cùng em nghiên cứu và phát triển dự án tại Singapore.
Từ đó, TS Lê Mai Lan cho rằng, để có thể đạt được thành tựu khi lập nghiệp, học sinh cần được hướng nghiệp ngay từ bậc phổ thông và điều này cần sự hỗ trợ của các trường đại học, bằng cách triển khai các khóa học ngắn hạn, mô hình trại hè…
Đồng quan điểm với TS Lê Mai Lan, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng, không cần điểm lại về các câu chuyện sinh viên chọn sai ngành rồi hối hận, bỏ học, vì tình trạng này không ít. PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng nhận định, hướng nghiệp thực sự quan trọng và cần phải thực hiện ngay từ bậc THPT.ame-luc-hoc-thi-sao-2022061817034959.htm
Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/gs-my-noi-dieu-bat-ngo-tai-vn-nao-sinh-vien-rat-nang-dong-khi-choi-game-luc-hoc-thi-sao-8202218617353433.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.