Đối với trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa còn chưa ổn định và sức đề kháng yếu thì việc ăn gì, uống gì là vô cùng quan trọng.
Trẻ nhỏ rất dễ bị hóc khi ăn phải thức ăn cứng, hoặc thức ăn dạng lỏng mềm gây khó thở, sặc sụa, tím tái nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra vì nguyên nhân hóc thức ăn và trường hợp bé gái 2 tuổi ở Malaysia mới đây là 1 lần nữa cảnh báo các phụ huynh.
Tờ Utusan Online đưa tin, ngày 1/7, bé gái tên Nia Adreanna Mohd Yasir ở thị trấn Selayang, bang Selangor (Malaysia) được mẹ đưa đến gửi một người giữ trẻ địa phương.
Tuy nhiên, đến khoảng 10h sáng cùng ngày, bé gái đột ngột có biểu hiện tím tái rồi ngất đi nên được đưa đến bệnh viện thị trấn Selayang.
Thế nhưng sau 4 ngày được cấp cứu trong bệnh viện, bé gái vẫn không thể qua khỏi và tử vong vào 10h39' ngày 4/7. Ngay sau đó, cảnh sát tiến hành 1 cuộc điều tra làm rõ vụ việc.
Trợ lý cảnh sát trưởng, ông Samsor Maarof, cho biết các nhân viên y tế đã tìm thấy một mẩu bánh mì khá to trong cổ họng bé Nia khi tiến hành làm hồi sức cấp cứu.
Nia được cấp cứu 4 ngày trong bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Ông Samsor cũng cho biết, theo kết quả khám nghiệm tử thi, nguyên nhân cái chết của bé gái là do thiếu oxy–thiếu máu cục bộ (HIE) hay còn gọi là ngạt chu sinh, bên cạnh đó bé còn bị suy đa tạng.
Ông Samsor giải thích rằng HIE có thể xảy ra nếu nạn nhân không nhận đủ oxy và máu chảy vào não và mẩu bánh mì trong cổ họng bé Nia chính là "thủ phạm".
Hình ảnh thương tâm trong đám tang của Nia.
Bánh mì là thứ thức ăn mềm nhưng không hề dễ nuốt, kể cả người lớn cũng có thể mắc nghẹn nếu đưa miếng bánh to vào miệng.
Vậy nhưng, nhiều người vẫn thường chủ quan mà cho trẻ ăn bánh mì, chỉ cần một phút mất cảnh giác cũng có thể để lại hậu quả đau lòng như trường hợp của bé Nia.
Vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra theo Đạo luật Trẻ em năm 2001 của Malaysia.
Theo Helino
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.