Hỏi: 'Cháu có xấu hổ khi đến nhà ông?', cậu nhóc đáp 'Không', nhưng câu tiếp theo khiến cả gia đình sững người đau đớn

Câu trả lời vô tư của cháu trai, khiến cho ông ngoại rưng rưng bật khóc.

Người ta nói "con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ". Điều này bắt nguồn từ việc trẻ chịu nhiều ảnh hưởng giáo dục từ gia đình. Nếu cha mẹ dạy lời hay ý phải thì con sẽ tiếp thu tốt, nhưng nếu cha mẹ có phương pháp giáo dục tiêu cực, sẽ khiến con có suy nghĩ lệch lạc.

Câu chuyện của gia đình Trung Quốc mới đây là 1 ví dụ. Là con một trong gia đình nên Ling Ling được bố mẹ quý như vàng, được bố mẹ cưng chiều. Sau khi tốt nghiệp, cô kết hôn với một thanh niên cùng làng, là bạn chung cấp 2.

Hỏi: Cháu có xấu hổ khi đến nhà ông?, cậu nhóc đáp Không, nhưng câu tiếp theo khiến cả gia đình sững người đau đớn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cha mẹ Ling Ling cưng chiều đến mức sợ con gái lấy chồng, sinh con không ai chăm sóc nên đã mua cho đôi vợ chồng 1 căn nhà. Đồng thời cha mẹ ở cạnh để tiện bề sang thăm hỏi.

Một lần, vợ chồng Ling Ling đưa cậu con 8 tuổi về nhà ông bà ngoại ăn cơm. Như thường lệ, người ông gắp thức ăn cho cháu và hỏi đùa: "Cháu có xấu hổ khi đến nhà ông ăn cơm không?". Cậu nhóc vô tư trả lời: "Không ạ!".

Nhưng câu trả phía sau lại khiến bố Ling Ling đau lòng: "Mẹ và bố nói rằng ông chỉ có con gái. Sau này ông sẽ trao lại nhà cho bố mẹ, và là tài sản của cháu. Tại sao cháu lại ngại ngùng khi đến ăn tại nhà mình?".

Thực tế, đây là câu nói đúng. Nhưng lời nói của con trẻ vẫn khiến cha Ling Ling sững người đau đớn vì điều cháu quan tâm không phải tình cảm gia đình, mà lại là tài sản mà người ông này có được.

Hỏi: Cháu có xấu hổ khi đến nhà ông?, cậu nhóc đáp Không, nhưng câu tiếp theo khiến cả gia đình sững người đau đớn - Ảnh 2.

Những lời nói của vợ chồng Ling Ling đã khiến cậu con trai có suy nghĩ không đúng về giá trị tiền bạc. Dần dần ý niệm này phát triển có thể khiến cậu con trai ỷ vào tài sản gia đình, không chịu chú tâm học hành hay làm ăn.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần dạy dỗ thế nào để trẻ hiểu được về tình cảm gia đình và sự để lại tài sản?

1. Nhận thức rõ về giá trị tài sản gia đình

Điều quan trọng nhất mà trẻ nên hiểu là "tài sản của cha mẹ chưa chắc là của mình". Nếu giữ khư khư suy nghĩ mọi thứ bố mẹ làm ra đều có quyền sở hữu, trẻ rất dễ sa vào việc không chịu chú tâm học hành hay làm ăn.

2. Tăng cường tính độc lập ở trẻ

Người lớn hay có suy nghĩ sai lầm: "Nó còn bé, biết gì đâu, để cha mẹ lo cho". Nhưng chính lúc bé lại là giai đoạn hình thành tính cách nhất. Con cái cần được dạy dỗ về tính tự lập, để khi không có cha mẹ bên cạnh có thể tự lo cho bản thân. Cha mẹ có thể rèn tính độc lập từ những hành động nhỏ nhất như: tự chăm sóc bản thân, tự vệ sinh cá nhân, tự đi mua đồ, tự đi học...

3. Hiểu rõ mối quan hệ cho - nhận

"Nhận của ai cái gì là phải đền đáp lại" - Đó là nguyên tắc mà cha mẹ nào cũng nên dạy cho con. Không phải ngẫu nhiên được phép "ăn không" của người khác, hay nếu đã nhận được thì cũng phải biết đền đáp lại cho xứng đáng.

Nguồn: Sohu

Theo soha.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang