Bưu tá có cùng khách lập biên bản vụ việc, khách hàng cũng xác nhận khi nhận hộp bưu phẩm còn nguyên vẹn, vỏ hộp không bị rách còn nguyên băng keo. Khi vụ việc xảy ra, anh Tuấn có báo lại cho cấp trên để tìm hướng giải quyết, nhưng thay vì điều tra các giai đoạn bao gồm từ lúc nhận đến người phát cuối cùng thì lãnh đạo Viettel post Quảng Ninh bắt anh Tuấn phải chịu toàn bộ trách nhiệm vụ việc, nộp phạt số tiền mười triệu đồng cho công ty để đền bù cho khách hàng.
Bức xúc vì cách giải quyết không hợp lý, anh Tuấn đề nghị công ty trích xuất camera tại bưu cục nhận gửi để kiểm tra số lượng hàng hóa khách gửi nhưng không được chấp nhận. Ngoài ra, người gửi cũng không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được số lượng hàng hóa đã gửi, cũng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh giá trị hàng hóa.
Tuy nhiên, phía lãnh đạo Viettel post vẫn khăng khăng giữ nguyên quan điểm, phạt anh Tuấn mười triệu đồng. Theo lời anh Tuấn, vì muốn khách hàng không làm to chuyện ảnh hưởng đến uy tín của công ty, trưởng bưu cục nơi anh làm việc liên tục hối thúc anh đền bù cho khách hàng. Nhưng cảm thấy cách giải quyết của Viettel là không thỏa đáng, vô căn cứ nên anh Tuấn tiếp tục khiếu nại đề nghị công ty điều tra vì vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế cũng như danh dự và nhân phẩm quả anh.
Bưu phẩm mà khách hàng tố bị thiếu được gửi từ TPHCM và trải qua nhiều khâu vận chuyển khác nhau, anh Tuấn chỉ là người cuối cùng phát đến tay khách hàng, nên việc xác định bưu phẩm mất ở khâu nào thì cần điều tra làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận sau đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Nếu vụ việc không được làm rõ, không chỉ anh Tuấn mà còn nhiều bưu tá trong công ty sẽ luôn phải lo lắng khi làm việc vì cách xử lý mang tính chất quy chụp của lãnh đạo Viettel post.
Theo saostar.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.