Việc thiết lập mối quan hệ với con cái là một quá trình lâu dài. Không vật chất và tiền bạc nào có thể thay thế được cha mẹ. Trẻ chỉ có một lần để lớn lên, nếu bỏ lỡ sẽ không còn cơ hội quay lại, hãy trân trọng từng giây phút cùng con trưởng thành.
Đặc biệt, khi trẻ gặp phải những tình huống sau, nếu được cha mẹ hỗ trợ kịp thời, con sẽ tự tin và có một tương lai đầy hứa hẹn.
1. Khi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ phải hỗ trợ trẻ
Có nhiều cha mẹ dù con bị người khác bắt nạt vẫn chọn cách phớt lờ vì nghĩ "chuyện con nít" hoặc đổ lỗi cho con cái: "Tại sao người ta bắt nạt con mà không phải người khác? Con lại chủ động gây chuyện à?". Đứa trẻ có cha mẹ hành xử như vậy không chỉ rụt rè và kém cỏi bởi vì không có ai để dựa dẫm mà khi bị người khác ức hiếp chỉ biết nuốt giận. Vẻ cam chịu, yếu đuối sẽ càng khiến trẻ trở thành đối tượng bị bắt nạt nhiều hơn.
Ngược lại, nếu trong trường hợp này cha mẹ có thể đứng về phía trẻ để làm rõ đúng sai, tìm ra mấu chốt vấn đề thì con sẽ rất tin tưởng. Mọi chuyện sau này trong cuộc sống, trẻ sẽ cởi mở và không che giấu, mối quan hệ hai bên ngày càng gắn bó.
Hãy chú ý quan sát đầu tiên, khi bị bắt nạt, biểu hiện của đứa trẻ là gì. Nếu đứa trẻ cho rằng không có gì nghiêm trọng, không cảm thấy mình bị thiệt thòi, hoặc tâm lý vẫn tốt, đã tha thứ cho kẻ bắt nạt, cha mẹ không cần phải can thiệp quá nhiều. Đó là một cơ hội tốt để một đứa trẻ có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của mình.
Nếu con cảm thấy rất ấm ức, buồn bã, rất tức giận, cực kỳ chán nản với việc bị bắt nạt, cha mẹ nên chú ý đừng chỉ trích, đả kích. Phải bình tĩnh hỏi rõ ràng về những gì đứa trẻ đã trải qua. Hãy gửi một thông điệp cho trẻ: Cha mẹ rất quan tâm đến cảm xúc của con, những gì uất ức con có thể nói. Sau đó kiên nhẫn lắng nghe, chờ đứa trẻ nói xong, còn phải đứng ở góc độ của đứa nhỏ bày tỏ sự đồng cảm: "Mẹ biết con rất buồn đúng không?".
Sau khi hiểu được những gì đã xảy ra và suy nghĩ bên trong của đứa trẻ, cha mẹ có thể hành động, thiết lập một số tình huống cho trẻ và đưa ra lời khuyên của riêng mình.
2. Nếu trẻ bị cướp hoặc bị ép chia sẻ đồ chơi, cha mẹ nên hỗ trợ
Có phụ huynh từng kể câu chuyện: "Mấy hôm trước tôi dẫn con đi công viên, một cháu đang nghịch bóng thì một cháu khác trạc tuổi chạy đến giựt lấy, nhất định không chịu trả. Đứa trẻ bị cướp đồ chơi khóc nấc lên nhưng người mẹ ngồi cạnh chỉ bình thản: Cho bạn mượn một chút, con chơi nãy giờ chưa chán sao?
Tôi nhìn mà chợt thấy tội nghiệp. Đồ chơi của mình bị ai đó giật mất, mẹ lại còn trách ngược. Nếu là con tôi, nếu cháu không muốn chia đồ chơi cho người khác thì tôi không ép, nếu người khác lấy đi tôi sẽ khuyến khích con lấy lại hoặc giúp con lấy lại".
Khi trẻ bị cướp hoặc bị đòi chia đồ chơi mà trẻ không bằng lòng, cha mẹ không được dạy trẻ tỏ ra hào hiệp, khiêm tốn mà phải ủng hộ trẻ, để trẻ có dũng khí đấu tranh giành lại những gì mình có.
Nếu việc ép buộc trẻ diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ cảm thấy không được tôn trọng, dẫn đến tâm lý bất an. Đặc biệt là với những đứa trẻ có tính cách rụt rè thì sự tổn thương sẽ càng lớn. Dần dần, trẻ sẽ không biết cách từ chối, thậm chí chịu đựng để làm hài lòng người khác mà không dám đấu tranh cho quyền lợi và lợi ích của bản thân mình. Trong trường hợp đối phương cao và khỏe hơn, trẻ không có khả năng ngăn chặn thì hãy nói một cách dứt khoát, mạnh mẽ. Nếu đối phương có thái độ hung hăng, lao vào giành, hãy bỏ đi để tránh bản thân khôn
Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được tôn trọng quyền sở hữu. Khi trẻ tự nhận thức được và muốn chia sẻ, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng ý thức về lòng tự trọng, tự tin của trẻ sau này. Do đó ba mẹ không nên ép buộc con phải nhường mà dạy trẻ xử lý tình huống phù hợp cũng như hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.