Có một mẫu phụ huynh tác động tiêu cực đến con cái dù nhìn bề ngoài thì vô cùng cưng chiều và làm mọi điều vì con. Đó chính là Cha mẹ dọn đường - thuật ngữ xuất hiện lần đầu trong một bài viết về vụ bê bối tuyển sinh đại học tại Mỹ tháng 3/2019 và dần trở nên phổ biến.
Nếu "cha mẹ trực thăng", ám chỉ những phụ huynh luôn ở trên cao giám sát và bảo vệ con cái thì "cha mẹ dọn đường" (snowplow parents) giống như chiếc máy dọn tuyết có nhiệm vụ làm sạch tuyết, phẳng bề mặt đường.
"Cha mẹ dọn đường" loại bỏ mọi chướng ngại vật trên con đường mà họ cho là thành công của con cái, không muốn đứa trẻ gặp bất kỳ khó khăn gì bằng cách sẵn sàng can thiệp và làm hộ con. Nhìn bề ngoài, các bậc cha mẹ trồng cây tuyết có thể nghĩ rằng họ đang mở đường cho con cái họ thành công. Nhưng phong cách nuôi dạy con cái này thực sự có thể ngăn cản trẻ phát triển các kỹ năng ứng phó quan trọng.
Trang Parents chỉ ra những tác hại của việc nuôi dạy con cái theo phương pháp "Snowplow". Bạn có thuộc kiểu cha mẹ độc hại này? Hãy tự đánh giá và có thể rút kinh nghiệm.
Khó đối phó sự thất vọng
Khi có "cha mẹ dọn đường", những đứa trẻ ít có khả năng tự mình hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn hơn, chúng cũng sẽ dễ thất vọng nếu không được như ý hoặc phải làm một mình, dễ bỏ cuộc ngay lần đầu gặp thử thách, đồng thời ít có khả năng tự học hỏi hơn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề kém
Chuyên gia mô tả việc nuôi dạy con theo kiểu "snowplow" giống như vận động viên chạy nước rút trong khi cuộc sống là cuộc chạy marathon. Nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh, những đứa trẻ có thể vào được trường chọn, lớp chất lượng cao hoặc trúng tuyển đại học danh tiếng.
Tuy nhiên, việc này chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định, bởi "bố mẹ dọn đường" đã tước đi của trẻ khả năng tự học hỏi, giải quyết vấn đề. Đây đều là những kỹ năng sống quan trọng trong môi trường tự lập và muốn tiến xa.
Thiếu tự tin vào bản thân
Lahey, tác giả cuốn Quà tặng của sự thất bại: Cách cha mẹ tốt nhất học cách buông bỏ để con cái có thể thành công, giải thích rằng những đứa trẻ không bao giờ phải đối mặt với hậu quả của hành động của mình, cuối cùng sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng vào bản thân. Lahey nói: “Trẻ không tin rằng hành động của mình sẽ dẫn đến thay đổi tích cực, điều mà trước nay chỉ bố mẹ làm được, từ đó dẫn đến việc không dám chủ động hành động, bất lực trước những vấn đề xảy ra".
Tăng lo lắng
Việc lúc nào cũng lo lắng trước mọi việc xảy ra xung quanh trẻ sẽ khiến phụ huynh vô tình truyền cảm giác đó cho con mình và trẻ dễ cảm thấy ám ảnh, luôn sợ hãi thế giới. Ngoài ra, khi đưa ra quyết định dựa trên sự lo lắng, bố mẹ thường hành động và giải quyết vấn đề theo hướng tạo ra giải pháp tình thế, thay vì dạy trẻ cách vượt qua tình huống khó khăn, tăng kỹ năng đối phó.
Làm thế nào để tránh trở thành "bố mẹ dọn đường"?
Kiểm soát sự lo lắng của chính bạn. Tiến sĩ Naumburg, nhân viên xã hội lâm sàng ở Newton, Massachusetts nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cha mẹ kiểm soát sự lo lắng của chính họ. Chuyên gia nhấn mạnh, nhiều khi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những đứa trẻ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề vì có bộ óc sáng tạo hơn người lớn rất nhiều. Do đó, bạn nên kiểm soát sự lo lắng, mạnh dạn và thoải mái để trẻ có cơ hội trải nghiệm, tham gia nhiều hoạt động và học hỏi từ những khó khăn đó.
Tập trung vào các mục tiêu dài hạn. Tác giả Lahey gợi ý rằng cha mẹ hãy cố gắng tập trung vào những mục tiêu dài hạn thay vì những giải pháp tình thế bởi mọi thứ đối với một đứa trẻ còn rất dài ở phía trước, bạn không thể theo sát và giải quyết hết tất cả.
Hãy là một bậc cha mẹ "có tầm nhìn lớn". Tiến sĩ Korb, một bác sĩ nhi khoa về hành vi phát triển cho biết, cha mẹ cần chuẩn bị cho con cái bước vào tuổi trưởng thành bằng cách rút lui dần dần và cho chúng cơ hội suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề cho chính mình. Khi một đứa trẻ gặp một vấn đề, một phụ huynh thông minh sẽ trả lời bằng cách hỏi: "Con sẽ giải quyết vấn đề như thế nào và con sẽ làm khác ra sao ở lần sau?". Bạn có thể đưa ra những gợi ý, nhưng hãy tôn trọng quá trình con làm để tìm ra cách chúng tiến tới thành công.
Những dấu hiệu của "cha mẹ dọn đường"
1. Làm thay mọi công việc của con
2. Học hộ con
3. Hoàn thành giấy tờ thay con
4. Dọn dẹp chướng ngại vật
5. Đưa ra quá nhiều lời khuyên nghề nghiệp
6. Đối đầu với mọi người
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.