Không tích trữ 12 loại thuốc này trong nhà, bạn sẽ không kịp trở tay với những bệnh khẩn cấp

Chúng ta có thể mua được các loại thuốc thông thường tại cửa hàng, nhưng điều đó không có nghĩa là bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thời gian để chạy ra đó được, nhất là vào ban đêm hay khi gặp trường hợp khẩn cấp. Cách tốt nhất là mua sẵn thuốc về dự trữ trong tủ thuốc gia đình. Nhưng nên mua những loại thuốc gì đây?

1.  Điểm danh 12 loại thuốc không thể thiếu trong mỗi gia đình

Nhiều gia đình hiện nay làm tủ thuốc rất lớn, chứa đủ loại thuốc nhưng rốt cuộc khi cần vẫn bị thiếu. Đến lúc mắc bệnh thông thường như đau bụng, nhức đầu, sổ mũi…vẫn phải chạy ra hiệu thuốc tìm mua.

Theo các bác sĩ, 12 loại thuốc dưới đây mới thực sự là những thứ mà tủ thuốc của 1 gia đình cần có. Hãy cùng khám phá xem chúng là gì nhé.

-Thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm sưng viêm: Paracetamol, Tylenol, Aspirin…Mỗi loại thuốc này đều có thành phần, liều lượng, hiệu quả khác nhau nên cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Hoặc nên tham khảo ý kiến dược sĩ ngay khi mua thuốc về nhà cất trữ.

- Thuốc cảm, ho, siro: thuốc không có nhiều tác dụng nên không cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhưng khi sử dụng cho trẻ nhỏ và thai phụ thì nên cẩn thận.

- Dụng cụ y tế: Nhiệt kế là thứ quan trọng nhất. Tiếp đến là các dụng cụ như ống, thìa, cốc đong thuốc, dụng cụ hút mũi, túi chườm nóng/lạnh, miếng dán hạ sốt, kéo sạch, nhíp…

- Dầu gió, các loại kem/gel giúp giảm đau nhức như Salonpas, dùng khi bị đau vai gáy cổ

- Thuốc sát trùng, thuốc mỡ kháng sinh dùng khi có vết thương trầy xước.

- Bông, băng gạc, băng cá nhân để làm sạch và che chắn vết thương hở.

- Thuốc nhỏ mắt, mũi, tai, nước muối sinh lý

- Thuốc dị ứng, thuốc/kem bôi chữa bỏng như Panthenol

- Kem/thuốc chữa và ngừa côn trùng như Vaseline, thuốc mỡ…

- Thuốc tiêu hóa như men tiêu hóa, Oresol, tiêu chảy…

- Thuốc trị táo bón

- Gừng và chanh: tủ thuốc cũng nên có sẵn vài củ gừng tươi và chanh để phòng khi cảm lạnh, đau bụng, ho sốt, viêm họng, …

Ngoài ra, nên dán hoặc treo cạnh tủ thuốc hướng dẫn sử dụng từng loại thuốc trong trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, đau bụng đột ngột, trúng gió…Kèm theo đó là số điện thoại khẩn cấp của các bệnh viện, trung tâm tư vấn để hỏi thông tin khi cần thiết.

2. Nên đặt tủ thuốc gia đình ở đâu?

Theo các bác sỹ, chúng ta có thể đặt tủ thuốc bất kỳ vị trí nào trong nhà, miễn là nơi đó có nhiệt độ ổn định, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nhà có con nhỏ nên treo cao ngoài tầm của trẻ và có chốt khóa. Nên sắp xếp tủ thuốc ngăn nắp và khoa học để khi cần có thể tìm thấy thuốc dễ dàng. Lau dọn tủ thuốc và khu vực xung quanh ít nhất 1 lần/năm.

Tuyệt đối không đặt tủ thuốc ở nơi quá khó tiệp cận hoặc nơi nhiều hơi nước, ẩm thấp, dễ khiến thuốc giảm chất lượng và bị hỏng như phòng tắm, nhà vệ sinh.

3. Nên bỏ đi những thuốc nào trong tủ thuốc?

Các bác sĩ khuyên, chúng ta nên bỏ đi những thuốc đã quá hạn sử dụng, nếu không thấy hạn sử dụng hãy bỏ đi sau 6 tháng mua về. Các thuốc quá hạn đã không chữa được bệnh lại còn có thể gây hại thêm.

Bỏ đi các thuốc mà bao bì, vỏ lọ bị nứt vỡ, hư hại, các thuốc đã chuyển màu, thuốc nước bị đục, kết tủa, thuốc viên trông đã chuyển thành bột….

4. Nên thận trọng với những thuốc gì trong tủ thuốc

Bạn nên thận trọng với các thuốc aspirin vì thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì vậy, chỉ sử dụng aspirin khi có chỉ định của bác sĩ.

Nhiệt kế thủy nhân cũng là thứ đáng lo ngại mặc dù chúng có thể giúp bạn phát hiện sớm những bất thường ở nhiệt độ cơ thể. Các bác sĩ khuyên chúng ta nên thay nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử vì khi thủy ngân khi bị vỡ có thể gây nhiều nguy hiểm (cả về vật lý lẫn hóa học).

 Ngoài ra, các loại thuốc có trong tủ thuốc gia đình cũng chỉ dùng để điều trị những triệu chứng bệnh vặt chứ không thể thay thế việc điều trị lâu dài. Khi uống thuốc mà không đỡ hoặc cơ thể có dấu hiệu lạ, cần đi khám bác sĩ ngay.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang