"Khu ổ chuột" giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét

Cuộc sống mưu sinh của những người lao động nghèo ở "khu ổ chuột", phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội vốn đã khó khăn nay lại càng thêm chật vật, chông chênh trong những ngày rét đậm.

Ẩn mình dưới chân cầu Long Biên nhiều năm nay là khu "xóm liều" hay "khu ổ chuột", nơi có những khu nhà trọ xập xệ, dột nát. Khung cảnh đối lập hoàn toàn với cuộc sống đông đúc, ồn ào bên kia cây cầu. Nơi đây im ắng, tĩnh lặng lạ thường vào mùa đông rét mướt, bởi những chiếc xe chở hàng, thùng hàng được khoá lại, dựng dọc hai bên đường. Người dân thì ngồi im trong nhà tránh rét vì "có ra đường cũng chẳng bán được hàng".

Cư dân "khu ổ chuột" làm đủ nghề, từ bốc vác, kéo xe, bán hoa quả dạo, nhặt ve chai, giúp việc... Những ngày trời rét 11 độ, mọi hoạt động gần như bị "đóng băng", họ hầu như không làm được gì, thu nhập cũng không có.

Ngồi trong nhà, trùm kín chăn nhưng cũng "chẳng ăn thua" vì căn nhà ẩm thấp, lợp mái brô xi măng. Có những căn được chắp vá hoàn toàn bằng bìa carton hoặc thùng xốp, tất cả đều bừa bộn quần áo. Không bếp sưởi, không bình nóng lạnh… Cứ thế, người dân phải chống chọi với cái rét từ năm này qua năm khác.

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 1.

Con đường dẫn vào "khu ổ chuột" dưới chân cầu Long Biên

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 2.

Những căn nhà tạm bợ, xập xệ mà cư dân "khu ổ chuột" tránh trú quanh năm

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 3.

Người dân hầu như không có việc làm những ngày này, thu nhập do đó cũng bằng không

         

 

   

         

 

   

Những ngày này, thùng hàng, xe máy - cần câu cơm của họ gần như "nằm im"

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 5.

Khung cảnh bừa bộn tại "khu ổ chuột" giữa lòng Thủ đô

         

 

   

         

 

   

Một vài người bất chấp "mưu sinh" giữa giá rét

Hơn 70 tuổi vẫn mò mẫm trong giá rét để mưu sinh

Ngồi co ro nấu cơm bên góc chợ Long Biên, ông Dương Đức Hùng, 74 tuổi kể, vợ chồng ông đã sống tại "khu ổ chuột" hơn chục năm nay. "Chúng tôi quê gốc ở Hưng Yên. Cuộc sống ở quê khốn khó, lại không có con cái nên để tránh điều tiếng, chúng tôi lên Hà Nội làm ăn. Trước đây còn khoẻ thì làm đủ nghề, giờ tuổi già rồi chỉ đi nhặt được phế liệu thôi", ông Hùng nói. 

Mỗi ngày, hai vợ chồng chia nhau đi khắp ngõ ngách Hà Nội nhặt ve chai bán lấy vài chục nghìn mua cơm. Những ngày rét đậm gần đây, ít đồ nhặt nên ông bà cũng chẳng buồn đi làm nữa.

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 7.

Ông Hùng nấu cơm chuẩn bị bữa tối

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 8.

Ngôi nhà tạm bợ của vợ chồng ông Hùng, bà Bích

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 9.

Bàn tay bà Bích không biết đã nhặt bao nhiêu phế liệu trên các tuyến phố ở Hà Nội

Ngồi trong túp lều xập xệ nhất chợ Long Biên, bà Bích - vợ ông Hùng nhiều lúc run vì lạnh. "Để mưu sinh, nhiều hôm chúng tôi phải nhặt phế liệu suốt đêm nhưng hôm nhặt nhiều nhất cũng chỉ được 50.000 đồng mua cơm", bà nói. 

Bà kể, những ngày trời rét cắt da cắt thịt chỉ đi được một lúc, phần vì sức khoẻ yếu, phần vì phế liệu cũng không còn mà nhặt. "May mắn là không chết rét ngoài đường", bà thở dài, tự cảm thấy may mắn vì còn túp lều bừa bộn để tránh rét, còn hơn lang thang ngoài đường. 

Cứ thế, hai vợ chồng ông Hùng, bà Bích dựa vào nhau mà sống. Ngày không kiếm được gì thì cố nhịn đói, ngày kiếm được nhiều phế liệu thì có tiền mua cơm. Mong ước lớn nhất của cặp vợ chồng già này, chính là được hỗ trợ ít gạo để nấu cơm, nuôi hai, ba chú chó sống qua ngày.

Cách túp lều xập xệ của vợ chồng bà Bích không xa là căn phòng bừa bộn của bà Kim Thị Thành. Dù năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà Thành vẫn lận đận một mình đi nhặt rác kiếm sống qua ngày.

"Hôm nay trời rét quá, ra đường rét cóng tay, chẳng nhặt được gì nên về sớm. Về được nhà là tốt rồi, căn phòng nhỏ nhưng ở lâu cũng quen. Hàng ngày lọ mọ bới từng đống rác trong chợ, kiếm từng chai lọ, túi nilon thu gom lại để bán nên tôi chỉ đủ tiền ở đây thôi. Âu cái số đã vận vào mình rồi", bà Thành ngán ngẩm.

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 10.

Bà Thành năm nay đã 70 tuổi vẫn chật vật mưu sinh

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 11.

Căn phòng bừa bộn của bà Thành

Bà cháu ôm nhau ngủ, rét mấy cũng chịu được

Ở ngay sát chân cầu Long Biên là căn phòng của mẹ con bà Đỗ Thị Thanh Hà, 57 tuổi. Bà Hà làm nghề bán cháo trên phố cổ nhưng những ngày gần đây giá rét, bà không bán được hàng, phải thường xuyên mang về nhờ người dân trong xóm ăn hộ.

Bà Hà có hai người con. Cô con gái lớn đã lấy chồng, sinh con nhưng vẫn cậy nhờ bà nuôi. Trước đây, bà đi chợ bán cháo hàng ngày còn lo được cho cháu. Những khi trời rét, không có tiền, bỉm sữa của cháu bà nói không biết trông cậy vào đâu. 

"Mấy hôm nay trời lạnh, tôi bán từ 1h đến 6h sáng để vớt vát được đồng nào hay đồng đó", bà Hà vừa nói vừa chỉ vào nồi cháo đang nấu.

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 12.

Bà Hà nấu cháo để mang đi bán hàng đêm

Khu ổ chuột giữa lòng Hà Nội những ngày lạnh nhất từ đầu mùa: Hàng ế nhờ cả xóm ăn hộ, đêm về bà cháu chỉ biết ôm nhau ngủ chống rét - Ảnh 13.

Nồi cháo ế ẩm mang về "xóm liều" chia cho mọi người

Vừa chơi với cháu, vừa trùm chăn kín mít trong phòng, bà Lĩnh than phiền. "Tôi thấy chưa năm nào khó khăn như năm nay, mấy năm trước đi làm còn đủ ăn. Năm nay vừa dịch bệnh, vừa rét thế này đói lắm".

Đi bán hàng ở chợ Long Biên từ 21h đêm đến 3, 4h sáng hôm sau, có những ngày bà không bán được gì. Vì con vì cháu, nhiều hôm bà đi suốt đêm, rét căm căm nhưng vẫn phải chịu. "Không phải mình tôi đâu, nhiều người bán hàng trong chợ cũng vậy, không có khách mua mọi người cũng chỉ biết nhìn nhau thôi", bà Lĩnh kể.

Khó khăn, vất vả mưu sinh là vậy nhưng bà vẫn cố gắng bám trụ để kiếm tiền thuê trọ, nuôi cháu. "Không có ăn thì đầu gối phải bò, mỗi lần đi làm về nhà thấy nụ cười của cháu, rồi có đêm về sớm bà cháu ôm nhau ngủ, rét mấy cũng chịu được", bà Lĩnh lạc quan.

         

 

   

         

 

   

         

 

   

Bà Lĩnh và cô cháu gái 5 tuổi tên Sâu trong căn nhà tạm bợ

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết, ngày 17/12, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Từ ngày 18/12, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khoảng gần sáng và ngày mai ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa nhỏ rải rác; các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất 10 - 13 độ, vùng núi 7 - 10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ và có khả năng xảy ra băng giá.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 3 - 6 độ vĩ Bắc nên vùng biển khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Cảnh báo, đợt rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 20/12.

Tại khu vực Hà Nội, đêm không mưa, ngày có mưa nhỏ rải rác; trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 13 độ.

Theo Trí Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang