Kiểu ru ngủ đơn giản, hiệu quả giúp con ngủ say nhanh chóng nhưng nguy hiểm có thể để lại di chứng cả đời

Đây cũng là kiểu dỗ ngủ nhiều ông bà ngày xưa thường áp dụng. Dẫu vậy, nó hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

 

Mặc dù xã hội ngày nay tiến bộ rất nhiều nhưng nhiều ông bà khi chăm cháu vẫn áp dụng cách cổ hủ của mình ngày trước. Đối với những người làm bố mẹ lần đầu, không phải ai cũng biết cách chăm sóc trẻ khoa học. Có không ít trường hợp thương tâm xảy ra khi trẻ bị bệnh, người nhà mới biết được cách chăm sóc của mình hoàn toàn sai lầm.

Một trong những vấn đề khiến không ít người mẹ cảm thấy phiền muộn nhất có lẽ là việc dỗ con ngủ. Để đứa trẻ ngủ nhanh, một số người mẹ nghe theo lời khuyên của người lớn tuổi trong nhà, đó là đung đưa trẻ. Quả thật cách làm này có thể khiến đứa trẻ ngủ nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thói quen đung đưa trẻ tiềm ẩn một mối nguy hiểm không phải ai cũng biết.

Việc lắc lư, đung đưa trẻ không gây hại ngay lập tức nhưng việc duy trì thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới não bộ của trẻ, bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Những mối nguy hại khi ru trẻ ngủ bằng cách đung đưa

- Làm tăng áp lực nội sọ, có thể gây xuất huyết não

Cơ thể của trẻ rất yếu ớt và mỏng manh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc này, màng não của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, nhu mô não như "thạch", việc rung lắc mạnh sẽ làm tổn thương mô não, gây xuất huyết nội sọ hoặc mạch máu não. Dấu hiệu điển hình nhất của tình trạng này là trẻ bị nôn trớ thường xuyên và đau đầu.

Khi người mẹ đung đưa trẻ quá nhiều, não của trẻ như bị va đập mạnh, gây ra những chấn động não nguy hiểm.

Dỗ kiểu này khiến trẻ ngủ rất nhanh nhưng dễ khiến não bị tổn thương, có thể để lại di chứng cả đời - Ảnh 1.

Đung đưa dỗ trẻ ngủ rất nguy hiểm cho não bộ của trẻ. (Ảnh minh họa)

- Tổn thương cột sống cổ

Trẻ sơ sinh thường đầu to, cơ thể yếu ớt, cổ còn chưa cứng cáp. Trong vài tháng đầu sau sinh, trẻ không thể tự ngẩng cổ lên do đầu quá nặng. Khi người lớn bế rung lắc mạnh hoặc đung đưa, nếu không chú ý bảo vệ đầu trẻ, cột sống cổ rất dễ bị chấn thương. Điều này cũng góp phần khiến áp lực nội sọ của trẻ tăng lên.

- Hội chứng rung lắc

Việc đung đưa trẻ thường xuyên sẽ khiến phần đầu bị rung lắc dữ dội, gây tổn thương não. Một khi não bị tổn thương, nó sẽ không biểu hiện ngay ra bên ngoài. Trong trường hợp nặng, các dây thần kinh trong não bị đứt, khiến mắt của trẻ bị xuất huyết.

Dỗ kiểu này khiến trẻ ngủ rất nhanh nhưng dễ khiến não bị tổn thương, có thể để lại di chứng cả đời - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Dù đung đưa bằng võng hay nôi, hoặc bế trên tay, nếu người lớn dùng lực quá mạnh cũng sẽ gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, bố mẹ cần chú ý.

Những cách dỗ con ngủ an toàn bố mẹ nên áp dụng

- Dỗ trẻ ngủ ngay sau khi cho bú no

Sau khi trẻ bú no thường sẽ rất buồn ngủ, chỉ cần đặt xuống là trẻ sẽ ngủ ngay. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một điểm bất lợi, đó là nó có thể ảnh hưởng tới vấn đề răng miệng của trẻ. Vậy nên, bố mẹ cần cân nhắc áp dụng vào ban ngày hay ban đêm.

Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể khiến trẻ quen với việc chỉ muốn đi ngủ sau khi no sữa, nếu không được đáp ứng chúng có thể quấy khóc.

Dỗ kiểu này khiến trẻ ngủ rất nhanh nhưng dễ khiến não bị tổn thương, có thể để lại di chứng cả đời - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

- Vỗ nhẹ, ôm ấp trẻ

Khi trẻ buồn ngủ, tâm trạng của chúng sẽ rất khó chịu, lúc này người mẹ cần tạo cảm giác an toàn cho trẻ. Người mẹ có thể đặt trẻ lên giường, vỗ nhẹ hoặc xoa lưng trẻ, sự êm dịu này sẽ giúp trẻ ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, người mẹ cũng có thể ôm trẻ trong lòng, vỗ về, sau khi trẻ ngủ thì đặt xuống giường.

Người mẹ cũng có thể hát ru hoặc ngân nga giai điệu quen thuộc trẻ thích để dỗ ngủ.

Dỗ kiểu này khiến trẻ ngủ rất nhanh nhưng dễ khiến não bị tổn thương, có thể để lại di chứng cả đời - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

- Mở nhạc êm dịu trong khi dỗ trẻ ngủ

Một số đứa trẻ hình thành thói quen nghe nhạc để ngủ từ khi còn nhỏ. Chỉ cần người mẹ chọn một bản nhạc có tiết tấu chậm, du dương là trẻ đã nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Các bản nhạc không lời hoặc nhạc cổ điển rất thích hợp.

- Tạo môi trường để trẻ nhận biết đến giờ đi ngủ

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, người mẹ có thể rèn thói quen ngủ bằng cách kéo rèm tối hoặc làm mờ đèn trong nhà.

Nguồn: QQ, Babytree

 

 

Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/kieu-ru-ngu-don-gian-hieu-qua-giup-con-ngu-say-nhanh-chong-nhung-nguy-hiem-co-the-de-lai-di-chung-ca-doi-2220211111154419242.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang