Chia sẻ trên diễn đàn Lamchame.com, thành viên lavanghp cho biết: “Con mình bị di truyền cái máu nóng trong nhà ngoại nên cũng hay táo bón (đương nhiên mẹ nó cũng thế rồi). Mình cũng khốn khổ tìm cách chữa. Có đợt phát hoảng vì con đi ị bị chảy máu nhiều quá. Cứ tưởng nó bị viêm ruột. Đi xét nghiệm phân, siêu âm không thấy việc gì. Bác sĩ đòi cả xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu (cả HIV! ko biết để làm gì?), chụp X-Quang (cũng ko biết để làm gì?). Mình choáng quá, cho con về luôn, không làm xét nghiệm gì hết. Thôi tự tìm cách chạy chữa. Bây giờ con mình 4 tuổi, ko khỏi hẳn, nhưng đỡ đến 70% (vì xác định là máu nóng trong rồi), phải tìm cách "sống chung với lũ" thôi.”
Cách chữa của người mẹ này chủ yếu sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, rất dễ kiếm. Chị nướng sẵn mấy quả bồ kết, đun nóng, gạn nước vào cái lọ, cất tủ lạnh, dùng dần. Khi nào con táo quá, ko ị được thì ấy 1 ít, hâm lên cho đỡ lạnh. Lấy một cái xi lanh (bỏ kim tiêm đi), bơm vào hậu môn, thế là 1 phút sau bé sẽ ị ngon lành.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh - nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội: "Bồ kết là loại quả lành tính và có tính sát khuẩn nên có thể sử dụng để trị táo bón cho bé. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, chỉ coi thụt hậu môn là biện pháp cuối cùng và phải căn cứ vào cơ địa của từng bé. Khi trẻ bị táo bón lâu ngày, tốt nhất nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp nhất cho trẻ."
Dùng nước bồ kết để thụt hậu môn khi con bị táo bón quá nặng
Biện pháp lâu dài: Không gì tốt bằng tự nhiên
Bên cạnh giải pháp tình thế thụt hậu môn cho con bằng nước bồ kết như kinh nghiệm dân gian mà các mẹ truyền miệng, thì về lâu dài các mẹ cần hạn chế táo bón cho con bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động và uống nhiều nước.
- Về chế độ dinh dưỡng: Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn gây táo bón như hồng xiêm, ổi, cà rốt, bánh kẹo, đồ ngọt. Tăng cường nhiều loại rau có chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau khoai lang, rau ngót, rau đay… và các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam... Nên thường xuyên cho bé ăn sữa chua, khoảng 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ đường ruột, tăng cường hệ vi khuẩn hữu ích giúp phân giải thức ăn hiệu quả hơn. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung các món phụ có tính mát và tốt cho hệ tiêu hóa như: bột sắn dây nấu chín, khoai lang luộc nghiền, bột vừng đen, bột đỗ xanh…
- Luyện cho con đi vệ sinh đều đặn hàng ngày vào một giờ nhất định để cơ thể bé có thói quen sinh học, tránh trường hợp để bé mải chơi không đi vệ sinh, dẫn tới tình trạng táo bón.
- Để giúp tăng cường nhu động ruột cho con, giúp bé bớt cơn táo bón, mẹ hãy dùng tay xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Tuyệt đối không lạm dụng việc thụt hậu môn
Theo các bác sĩ, việc thụt hậu môn chỉ là giải pháp tình thế cuối cùng trong trường hợp bé táo bón quá nặng mà thôi. Mẹ không nên quá lạm dụng việc này, bởi nó có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn và có hại có sức khỏe của trẻ.
Không nên quá lạm dụng việc thụt hậu môn tránh khiến trẻ táo bón nặng hơn
Bởi lẽ, khi bé bị thụt nhiều lần, lâu dần sẽ làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn, về sau bé dễ bị mắc bệnh đi ngoài không tự chủ (ị đùn). Với trẻ lớn (từ 2-6 tuổi), thụt hậu môn nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, gây đau rát, khiến trẻ có thói quen nín nhịn, càng dễ gây ra chứng táo bón. Do đó tình trạng táo bón sẽ trầm trọng hơn, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, khiến trẻ bị suy giảm sức đề kháng và hay ốm vặt...
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.