Làm thế nào để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho trẻ?

(lamchame.vn) - Để rèn thói quen tốt cho con cái, cha mẹ cần phải kiên trì và có lộ trình dạy dỗ đúng đắn.

Có một cư dân mạng kể rằng, khi còn nhỏ anh rất nghịch ngợm, thường bị cha mẹ đánh đòn. Khi đó, trong lòng anh thầm nghĩ, sau này nếu trở thành một người cha, anh sẽ không bao giờ đánh đập hay mắng mỏ con cái. Bây giờ khi đã có con, anh vẫn luôn nhớ lời hứa của mình năm nào, luôn dành sự dịu dàng và khích lệ mỗi khi dạy dỗ con cái.

Nhiều người cho biết, họ lớn lên trong một gia đình đông con, cha mẹ bận rộn làm việc không có nhiều thời gian quan tâm tới con cái. Họ cũng không có kiên nhẫn trong việc dạy con, chủ yếu la mắng, dùng đòn roi để con cái ngoan ngoãn nghe lời.

Xã hội ngày càng phát triển, cách giáo dục con cái ít nhiều đã có sự thay đổi đáng kể, mọi người có xu hướng chú trọng tới việc giáo dục khuyến khích hơn. Tuy nhiên, hình thức giáo dục kiểu này cũng có những ưu và nhược điểm.

Làm thế nào để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho trẻ? - Ảnh 1.

Cha mẹ cần kiên trì khi rèn thói quen tốt cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Anh Trần là một người rất cưng chiều con gái. Để con gái hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm, anh thường nói "nếu con có thể ngủ và dậy đúng giờ, bố sẽ đưa con đi khu vui chơi vào cuối tuần".

Lúc đầu con gái anh Trần rất nghe lời nhưng sau một thời gian lại chứng nào tật nấy. Khi được hỏi tại sao, cô bé nói tuần trước mình đã đi ngủ đúng giờ nhưng bố không đưa đi chơi.

Hóa ra anh Trần làm thêm vào cuối tuần trước nên không giữ lời hứa được với con. Dù không đưa con gái đi chơi nhưng anh cũng dành nhiều lời khen ngợi và động viên. Không ngờ vì điều này mà cô bé lại càng trì hoãn hơn, anh Trần buộc phải hứa nếu tuần này con gái cư xử tốt sẽ được đưa đi ăn đồ ngon.

Rõ ràng anh Trần hứa rất nhiều với con gái với mong muốn con có thể hình thành thói quen tốt. Dù có phần thưởng hay không, việc ngủ sớm dậy sớm rất tốt cho trẻ em. Tuy nhiên trong mắt trẻ em, đây là một hành vi "có qua có lại", nếu cha mẹ không giữ lời thì chúng không muốn làm nữa.

Làm thế nào để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho con cái?

Khi trẻ em quen với việc khen thưởng do cha mẹ đưa ra để yêu cầu chúng làm việc gì đó, trẻ sẽ dần đòi hỏi nhiều hơn. Nếu cha mẹ đưa ra phần thưởng, trẻ sẽ hăng hái làm để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu cha mẹ lạm dụng điều này, một khi không có phần thưởng nữa, trẻ sẽ không muốn làm.

Cũng như trường hợp của con gái anh Trần, việc ngủ sớm dậy sớm là một điều nên làm. Thế nhưng việc anh liên tục đưa ra phần thưởng để khuyến khích con làm đã khiến cô bé trì hoãn hơn.

Làm thế nào để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho trẻ? - Ảnh 2.

Hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng nếu tăng việc khuyến khích, khen thưởng sẽ giúp con phát triển tốt hơn. Trên thực tế, trẻ em có thể mất động lực khi tiếp xúc với những điều như vậy. Nghĩa là, phần thưởng càng lớn thì hiệu quả có thể càng thấp, trẻ ngày càng ít hào hứng với việc rèn thói quen tốt.

Vì vậy, để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý tới 2 khía cạnh sau:

- Kéo dài thời gian chờ đợi để nhận phần thưởng

Dưới sự khuyến khích của cha mẹ, trẻ bắt đầu tuân thủ thời gian và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Bạn có thể từ từ thay đổi phần thưởng từ mỗi tuần 1 lần sang nửa tháng 1 lần hoặc mỗi tháng 1 lần.

Ví dụ, nếu bạn muốn con mình phát triển thói quen đọc sách tốt, bạn có thể thưởng cho con những món ăn ngon sau khi hoàn thành nhiệm vụ đọc hằng ngày. Trong vài ngày đọc liên tục, bạn có thể điều chỉnh chu kỳ thành 1 tuần. Nếu trẻ đọc sách mỗi ngày trong 1 tuần, bạn có thể đưa con đi ăn 1 bữa thịnh soạn. Sau đó, từ từ bạn chuyển việc khen thưởng sang 2 tuần/lần hoặc 1 tháng/lần.

Phần thưởng cũng phải phong phú, luân phiên thay đổi từ đồ ăn sang đồ chơi, nếu có thời gian cũng có thể đưa con đi du lịch.

Các phần thưởng khác nhau sẽ khiến trẻ hứng thú và mong chờ, từ đó nhiệt tình hoàn thành nhiệm vụ.

Làm thế nào để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho trẻ? - Ảnh 3.

- Từ chối những yêu cầu vô lý của trẻ

Sau khi trẻ nếm được vị ngọt của phần thưởng, có thể chúng bắt đầu đòi hỏi theo ý thích của mình. Chẳng hạn như trẻ không còn muốn đồ chơi nữa mà đòi tiền. Trong tình huống này, khi thấy cha mẹ từ chối, trẻ sẽ ăn vạ, khóc lóc.

Đối mặt với những yêu cầu vô lý của con cái, cha mẹ nhất định phải từ chối. Nếu mù quáng thỏa hiệp, trẻ sẽ không biết đâu là giới hạn, từ đó đòi hỏi thêm nhiều thứ khác.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang