Chúng ta vẫn thường nói rằng: Nói là một nghệ thuật, có chuyện gì, hãy lựa lời mà nói.
Thế nhưng phải thừa nhận một sự thật rằng, gia đình lại chính là nơi mà ở đó, mỗi chúng ta ít chú ít đến ngôn từ của mình nhất. Càng xa lại, chúng ta lại càng lịch sự khách khí, càng thân thiết, chúng ta càng vô tư thoải mái trong cách hành xử, đối xử với đối phương.
Bởi lẽ, chúng ta biết rằng những người thân thiết sẽ chẳng bao giờ trách chúng ta, vì thế mà những lời nói có khi sắc tựa dao vẫn cứ trút lên người nhà.
Thực ra, gia đình không phải là nơi không cần vun đắp, xây dựng. Một gia đình hạnh phúc cần phải có các thành viên biết lèo lái, một gia đình hạnh phúc, phải bắt đầu từ việc cách thành viên lựa lời mà nói với nhau.
1. Giữa vợ và chồng: Tôn trọng quan trọng hơn trách móc
Một gia đình mà ở đó, các thành viên biết cách lựa lời nói chuyện với nhau sẽ tạo ra cảm giác hạnh phúc mạnh mẽ hơn cho mỗi cá nhân.
Trong hôn nhân, sau khi sống bên nhau vài năm, vợ chồng sẽ cho rằng không cần phải để ý nhiều đến ngữ khí, thái độ của bạn đời. Vốn dĩ trong lòng rất quan tâm lo lắng nhưng khi truyền qua… đường miệng, tất cả bỗng chốc biến thành trách móc và chỉ trích.
Sống cùng nhau lâu dần, độ nhẫn nại dần bị mài mòn, cho dù là làm việc tốt, đôi khi vợ hoặc chồng cũng không để tâm đến cảm xúc của đối phương mà vẫn một mực oán trách, lâu đần sẽ trở thành thói xấu khó bỏ, tuần hoàn xuất hiện khiến cuộc sống gia đình xuất hiện những nguy cơ rạn nứt.
Theo đà đó, bất cứ một vấn đề gì dù là rất nhỏ giữa hai vợ chồng đều có thể trở thành rắc rối lớn ảnh hưởng đén hạnh phúc gia đình. Trong hôn nhân, có thân mật cỡ nào thì hai người vẫn là hai cá thể độc lập, có cảm nhận riêng, thân mật đến đâu cũng vẫn bị những lời nói khó nghe làm cho không thoải mái.
Giữa vợ và chồng, lựa lời nói chuyện với nhau cuộc sống sẽ càng trở nên mỹ mãn. Trong một gia đình, việc làm này không chỉ có ích với bản thân vợ chồng mà còn là cách giáo dục con cái hiệu quả, là tấm gương cho trẻ nhỏ học theo.
Trút giận dữ, khó chịu lên bạn đời, người thân là hành vi ngu ngốc và nhu nhược nhất cần phải dừng lại càng sớm càng tốt.
Rất nhiều khi, thay đổi cách nói một chút, tâm trạng của mỗi người sẽ khác hẳn. Thế nên mỗi người, hãy lựa lời mà nói, biểu đạt nhiều hơn sự quan tâm lo lắng, giảm bớt đi sự cằn nhằn khó chịu.
2. Giữa bố mẹ và con cái: Khen ngợi động viên quan trọng hơn đả kích, chê bai
Ngôn ngữ luôn luôn hàm chứa thêm cảm xúc, nó có thể khiến người khác cảm thấy ấm áp nhưng cũng có thể khiến người khác cảm thấy bị tổn thương.
Ngôn ngữ có thể gây sát thương nghiêm trọng hơn những vết thương ngoài da thịt. Vết thương ngoài da thịt có thể nhìn thấy nhưng tổn thương do ngôn ngữ gây ra thì không, bởi nó là thứ vô hình đáng sợ.
Một nhà tâm lý học đã từng nói rằng: "Trẻ con không biết phân biệt thực tế với lời nói đùa. Chúng sẽ tin vào những lời bố mẹ nói và coi đó là quan niệm của bản thân".
Không ít bậc phụ huynh có "sở trường" giáo dục theo cách đả kích, chê bai, song kiểu giáo dục đả kích này không thể đạt được mục đích "tốt cho con" mà ngược lại sẽ chỉ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực.
Một đứa trẻ thường xuyên bị đả kích, chê bai luôn có xu hướng tự ti, thường thu hẹp và phủ nhận mình, nghi ngờ mình.
Những tổn thương do sự đả kích của bố mẹ gây nên không chỉ xuất hiện ở hiện tại, trước mắt mà nó giống như một cây kim, đâm xuyên lớp vải thời gian, găm vào đầu con trẻ.
Nhà giáo dục lớn thời nhà Thanh – Diễm Nguyên từng nói: "Phê bình 10 lần không bằng khen 1 lần", động viên, khuyến khích trẻ sẽ giúp trẻ thay đổi hành vi nhanh và hiệu quả hơn là chỉ biết đánh mắng, chỉ trích, tất nhiên, việc này cần phải đúng lúc, đúng chỗ và hợp lý.
Giữa bố mẹ và con cái, cần lựa lời bảo ban, con cái ngoan ngoãn, bố mẹ thấu tình đạt lý, đó là hình mẫu gia đình vô cùng lý tưởng.
3. Giữa con cái với cha mẹ: Cảm ơn quan trọng hơn oán trách
Bố mẹ mặc dù không thể cho chúng ta tất cả nhưng những gì bố mẹ đã cho ta, thường đều là những điều tốt đẹp nhất. Cho dù nghèo khó hay giàu sang, bố mẹ đều hết lòng vì con.
Vậy nên, đừng bao giờ oán trách rằng "Bố đáng ra phải là một ông bố thế này, mẹ đáng ra phải là một bà mẹ thế kia"… Nếu bố mẹ bạn không thể thỏa mãn yêu cầu về vật chất, hãy đừng quên rằng họ đã cho bạn sinh mệnh và tình yêu, nuôi bạn trường thành không biết đã tốn biết bao sinh lực và tâm huyết.
Mỗi thời đại, suy nghĩ mỗi khác, tiếp nhận nền giáo dục cũng khác, trải nghiệm đương nhiên cũng không giống nhau, thế nên quan điểm giữa chúng ta và bố mẹ sẽ không tránh được việc có sự bất đồng.
Nhưng, đừng vì thế mà oán trách bố mẹ lạc hậu, hãy tôn trọng họ hơn, hiểu họ hơn, nói chuyện nhiều hơn và biết ơn họ nhiều hơn.
Một gia đình cần phải được xây dựng từ lòng biết ơn và những trái tim biết yêu thương. Hãy đứng ở góc độ của bố mẹ để cảm thông, thấu hiểu và an ủi trước mỗi nỗi lo của họ.
Chớ oán trách hay dùng những lời lẽ thiếu suy nghĩ làm họ tổn thương, bởi lời nói có trọng lượng, đem theo sự quan tâm, lời nói sẽ trở nên ý nghĩa rất nhiều.
Hiếu thuận, lựa lời nói chuyện với bố mẹ là cách thể hiện lòng tôn kính đến người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta nên người.
Gia đình hạnh phúc, mỗi thành viên cần đối xử tử tế với người mình yêu và người yêu mình. Bởi vì có tình yêu, mỗi một câu nói đều cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi nói ra!
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.